Các triệu chứng và chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang

15:47 14/04/2015

(Giúp bạn)Ung thư bàng quang là loại u ác tính thường gặp nhất trong hệ tiết niệu. Đây là bệnh lý thường bắt đầu từ bề mặt bàng quang.

Triệu chứng, biểu hiện ung thư bàng quang

Theo Sức khỏe & đời sống, những triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang bao gồm:

- Đi tiểu ra máu (làm cho nước tiểu có màu từ hồng nhạt đến đỏ thẫm).

- Đái buốt.

- Đái nhiều lần hoặc đái rắt (muốn đi tiểu nhưng không đi được)

Tất cả những người có các triệu chứng này nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị các vấn đề bất thường một cách sớm nhất. Những người có các triệu chứng này có thể gặp bác sĩ gia đình hoặc một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

-1

Chẩn đoán ung thư bàng quang

Nếu một bệnh nhân có những triệu chứng gợi ý ung thư bàng quang, các bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khoẻ và có thể làm một số xét nghiệm để chẩn đoán. Nói chung một bệnh nhân thường phải tiến hành qua một hoặc nhiều bước dưới đây:

Khám lâm sàng: Có thể khám thấy khối bất thường ở bụng hoặc khung chậu. Ngoài ra các bác sĩ có thể thăm khám âm đạo và trực tràng.

Xét nghiệm nước tiểu: Tìm hồng cầu, tế bào ung thư trong nước hay những dấu hiệu khác của bệnh.
Chụp tĩnh mạch có cản quang: Các bác sĩ sẽ tiêm chất có cản quang vào trong tĩnh mạch. Các chất này sẽ được thận thải ra và tập trung ở bàng quang. Khi đó chụp x- quang có thể phát hiện những hình ảnh bất thường của bàng quang.

Soi bàng quang: Các bác sĩ sử dụng một ống nhỏ sáng để quan sát trực tiếp lòng bàng quang. Họ sẽ đưa ống soi bàng quang qua niệu đạo vào trong bàng quang để khám mặt trong của bàng quang. Trong quá trình làm thủ thuật này các bệnh nhân sẽ được gây mê.

Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ tổ chức qua nội soi bàng quang và các nhà giải phẫu bệnh sau đó sẽ xem tổ chức này dưới kính hiển vi. Việc lấy mảnh nhỏ tổ chức để tìm tế bào ung thư được gọi là sinh thiết, trong nhiều trường hợp sinh thiết là cách chắc chắn nhất để khẳng định có bị ung thư hay không.

Trong một số ít các trường hợp bác sĩ có thể lấy bỏ toàn bộ vùng bị ung thư trong quá trình sinh thiết, đối với những bệnh này sinh thiết vừa để chẩn đoán vừa có tác dụng điều trị - Thông tin trên trang tin điện tử Bệnh viện K.

Giai đoạn

Khi chẩn đoán ung thư bàng quang, các bác sĩ cần phải chẩn đoán giai đoạn của bệnh để có kế hoạch điều trị tốt nhất. Đánh giá giai đoạn một cách cẩn thận xem liệu ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang hay chưa, đã lan tràn chưa và lan tràn đến cơ quan nào.

Các bác sĩ có thể xác định giai đoạn của ung thư bàng quang tại thời điểm chẩn đoán hoặc phải làm thêm một số xét nghiềm khác như chụp CT scanner, chụp cộng hưởng từ, chụp tĩnh mạch cản quang, xạ hình xương, X-quang lồng ngực. Đôi khi việc chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh chỉ hoàn thành sau khi phẫu thuật.

Đặc điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn của bệnh ung thư bàng quang

Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở trên bề mặt lớp phía trong của bàng quang. Các bác sĩ còn gọi là ung thư bề mặt hay ung thư tại chỗ.

Giai đoạn I: Ung thư được tìm thấy ở sâu dưới lớp bề mặt nhưng chưa lan tới lớp cơ của thành bàng quang.

Giai đoạn II: Ung thư lan tới lớp cơ bàng quang

Giai đoạn III: Các tế bào ung thư xâm lấn qua lớp cơ của bàng quang đến các tổ chức xung quanh bàng quang như tuyến tiền liệt (ở nam giới), tử cung, âm đạo (ở nữ).

Giai đoạn IV: Ung thư xâm lấn đến thành bụng hoặc thành của khung chậu. Các tế bào ung thư có thể lan tới các hạch lymphô hoặc những cơ quan xa bàng quang như phổi.

Phòng ngừa ung thư bàng quang

Mặc dù ung thư bàng quang thường không phòng tránh được, bạn có thể thực hiện một số cách để giúp làm giảm nguy cơ.

- Không hút thuốc. Không hút thuốc có nghĩa rằng những chất gây ung thư trong khói thuốc không thể tập trung trong bàng quang.

- Cẩn thận với những hóa chất và nguồn nước mới. Nếu bạn làm việc với hóa chất, thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm. Nếu bạn có giếng nước riêng, bạn có thể muốn xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng cao thạch tín trong nước.

- Uống nhiều dịch. Uống dịch, đặc biệt là nước, làm loãng những chất độc có thể tập trung trong nước tiểu và đưa chúng ra khỏi bàng quang nhanh chóng.

- Học cách ưa thích bông cải xanh. Nghiên cứu 10 năm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế công cộng Harvard chỉ ra rằng ăn nhiều rau họ cải, như bông cải xanh và bắp cải, có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang ở nam.

Mặc dù ăn nhiều rau tươi và quả là quan trọng với sức khỏe chung, chỉ bông cải xanh và bắp cải dường như có ảnh hưởng giảm nguy cơ ung thư bàng quang. Các Bác sĩ Harvard chỉ nghiên cứu ở nam, và kết quả đó không biết liệu có đúng ở nữ.

- Tập trung phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

Nếu thấy máu trong nước tiểu, hay đến gặp Bác sĩ.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Thực phẩm người bệnh ung thư gan nên ăn
-3 Công dụng chữa bệnh của quả bưởi
-4 Tác dụng phụ của cá hồi
-5 Bà bầu có được uống thuốc Lithium không?

Theo GDVN

Comments