Cách nấu bột cho bé 4-5-6 tháng tuổi
(Giúp bạn)Thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào lượng sữa của mẹ. Thông thường nếu mẹ đủ sữa cho con bú thì các bác sĩ đều khuyên rằng nên cho con bú hoàn toàn tới 6 tháng. Tuy nhiên cũng rất nhiều bà mẹ không đủ sữa cho con và phải bổ sung sữa ngoài hoặc cho bé ăn dặm sớm hơn.
- 1
Nguyên liệu
Để các mẹ tiện việc đong đếm định lượng thức ăn, có một số dụng cụ như sau:
- 200ml nước (1 bát ăn cơm đầy nước hoặc có thể đo bằng bình chia vạch).
- 10g bột (2 thìa cà phê đầy có ngọn).
- 10g thịt/cá đã xay nhuyễn (1 thìa cà phê đầy có ngọn).
- 10g rau (2 thìa cà phê có ngọn).
- 1 thìa dầu ăn. Có thể mua dầu ôliu. Nhưng thỉnh thoảng nên thay bằng thìa mỡ (mỡ gà tốt hơn mỡ lợn).
- 2
Lưu ý
- Rau chỉ ăn lá, không dùng cuộng vì cứng.
- Bột là gạo tám thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp. Nếu muốn thay đổi thì xay hạt riêng, khi nào đổi món thì chế vào thêm sau. Nhưng theo bác sỹ dinh dưỡng thì ko nên vì tuổi này bé chỉ ăn được có 10g bột, mà lại có 1 phần là hạt nữa thì tỉ lệ gạo rất ít. Hơn nữa bây giờ có nhiều đạm động vật rồi, ko cần bổ sung đạm thực vật, đạm động vật vẫn tốt hơn đạm thực vật. Không nên ăn các loại bột chế biến sẵn, có sẵn các loại hạt, ngày nào bé cũng ăn sẽ rất chán.v.v..
- Chưa nên ăn nước mắm, nếu có chỉ cho vài giọt.
- 3
Cách nấu
Trộn bột với nước, rồi cho thịt vào ngoáy đều, sau đó đổ qua một cái rây để miết sao cho thịt chỉ còn lợn cợn (chứ ko phải để lọc bã). Miết xong đổ hết cả nước cả cái vào nồi, quấy đều và đun.
Lúc mới đun cho lửa to, quấy đều tay cho đỡ vón, Khi sôi thì cho nhỏ lửa, không cần quấy liên tục nữa.
Từ lúc sôi đến khi bột chín là 7-10 phút.
Rau thái chỉ băm nhỏ, sau khi băm nhỏ lại cho vào cối giã nhỏ. Khi bột chín mới cho rau vào. quấy thêm 1 chút nữa rồi mới bắc ra và cho dầu ăn vào.
Ở lứa tuổi này, ngày ăn 1-2 bát.
- 4
Dinh dưỡng
Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.
- Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…
- Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.
- Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ôliu, mỡ, dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…
Nói tóm lại, để cho bé một bữa ăn dặm ngon miệng và đủ dinh dưỡng, bạn cần lưu ý một chút về định lượng và tăng dần theo nhu cầu của bé. Bạn có thể nấu buổi sáng và cho bé ăn cả ngày để tránh mất nhiều thời gian nấu. Bột sau khi nấu xong có thể để nguội, cho vào lọ đậy kín và cất vào tủ lạnh, khi ăn có thể hâm nóng lại cho bé.