Làm sao để đề phòng viêm phổi cho bé sơ sinh
(Giúp bạn)Viêm phổi sơ sinh thường gặp ở cả 4 mùa trong năm, tuy nhiên dễ mắc hơn vào mùa thu - đông.
Cha mẹ có thể phán đoán xem, liệu có phải bé đã mắc viêm phổi sơ sinh hay không, qua các cách:
- Đếm nhịp thở: Theo quy chuẩn của WHO, đối với bé nhỏ hơn 2 tháng tuổi, trong trạng thái tĩnh, số nhịp thở trong mỗi phút là 60 lần. Nếu con số này vượt quá 60, bé đã có biểu hiện mắc bệnh.
Khi bé bị viêm phổi, nguyên nhân đầu tiên cha mẹ thường nghĩ tới là do thời tiết lạnh. Tuy nhiên đó chỉ là một tác nhân, còn những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này thực ra đã có từ rất sớm.
- 1
Thiếu dưỡng khí:
Thai nhi trong tử cung thiếu dưỡng khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Trong quá trình mang thai, người mẹ phải đi kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối, để phát hiện tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- 2
Nôn, trớ khi bú mẹ:
Bé sơ sinh, nhất là bé thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Trong các trường hợp này, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều triệu chứng càng nặng, gây ra viêm phổi. Vì vậy khi cho bé bú, người mẹ cần hết sức thận trọng. Không nên ép bé bú nhiều, bú nhanh, mỗi lần bú nên dừng có liều lượng dù bé vẫn còn đòi ăn.
- 3
Do môi trường:
Khi bé còn trong bụng mẹ, môi trường sống thiếu vệ sinh của người mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phổi. Sau khi bé ra đời, khả năng nhiễm bệnh càng cao hơn nếu môi trường sống không sạch sẽ. Tiệt trùng các đồ dùng của bé; rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với bé. Tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, nếu mẹ bị cảm, phải đeo khẩu trang khi cho bé bú.
- 4
Các nguyên nhân khác:
Các bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cha mẹ cần mời bác sĩ chuyên khoa điều trị triệt để ngay.