Cách nhận biết dấu hiệu cơ thể bạn cần được giải độc

23:20 10/02/2014

(Giúp bạn)Dù hàng ngày chúng ta khỏe mạnh không có nghĩa là chúng ta không có chứa chất độc trong người. Nhưng để biết khi nào cần thải các chất đó ra thì hãy tham khảo bài viết sau.

  • 1

    Táo bón

    Nếu bạn đại tiện khoảng thời gian dài hơn 3 ngày hoặc 3 ngày trở lên thì rất có thể bạn bị táo bón. Theo các triệu chứng khác nhau, táo bón có thể được chia thành táo bón thường xuyên và các loại táo bón không thường xuyên. Ruột già là một trong những kênh chính kiểm soát việc đại tiện và đào thải các độc tố ra bên ngoài. Các loại thuốc khi vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến hoạt động của lá lách và dạ dày, dẫn đến các rối loạn ruột và táo bón. Táo bón lâu dài sẽ làm cho các chất được tích tụ trong cơ thể sản sinh các chất độc, có triệu chứng là khó chịu, hơi thở hôi và các triệu chứng khác, làm giảm chức năng của các bộ phận cơ thể, giảm sức đề kháng.

  • 2

    Béo phì

    Béo phì là một bệnh do dư thừa các chất dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá nhiều chất béo trong thời gian dài. Kể cả khi tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, chất độc sẽ được "nuôi dưỡng", gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể, gây ra bệnh béo phì. Khi bị béo phì, bạn sẽ phải đối mặt với các bất lợi như: yếu đi, khó di chuyển, bị bệnh hen suyễn, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau lưng, đau khớp và các triệu chứng khác...
     

    cach-nhan-biet-dau-hieu-co-the-ban-can-duoc-giai-doc-1

  • 3

    Nám

    Thay đổi nội tiết, dùng thuốc tránh thai lâu dài, bị bệnh gan, ung thư, nghiện rượu mãn tính, ánh sáng mặt trời là nguyên nhân gây ra bệnh nám. Mọi người đều hy vọng rằng sau một thời gian thì các vết nám này sẽ tự động mất đi. Nhưng không phải vậy, khi thấy có những dấu hiệu nám xuất hiện cũng là lúc bạn cần nghĩ đến chuyện giải độc cho cơ thể.

  • 4

    Mụn trứng cá

    Mụn là một tình trạng viêm mãn tính của nang lông và tuyến bã nhờn của các bệnh về da. Một loạt các độc tố của vi khuẩn dưới tác động của một số lượng lớn các chất độc hại bị chặn lại trong quá trình tuần hoàn máu có thể rò rỉ, tràn qua da và làm cho da bị thô, có mụn trứng cá.

    Ngoài ra, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, tinh thần căng thẳng, chế độ ăn uống nhiều chất béo hoặc carbohydrate cao cũng là những "ưu đãi" cho mụn trứng cá phát triển. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn đến chuyện đào thải các độc tố cho một làn da đẹp.

  • 5

    Hơi thở hôi

    cach-nhan-biet-dau-hieu-co-the-ban-can-duoc-giai-doc-2

    Miệng hôi là do các những thực phẩm lắng đọng lâu ngày trong cơ thể chuyển thành chất độc và tạo ra mùi hôi ở miệng. Các chất độc này có thể từ phổi, lá lách hay dạ dày gây ra.
    Ăn thực phẩm nhiều gia vị hoặc ăn quá nhiều, tình trạng mệt mỏi, bị nhiệt, một số bệnh răng miệng như loét miệng, sâu răng, và các bệnh ở hệ thống tiêu hóa cũng có thể làm cho hơi thở có mùi hôi.

  • 6

    Da ngứa

    Da là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể. Các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tiết nước qua mồ hôi... phát ra các độc tố mà không thể được giải quyết trong các cơ quan khác. Kích thích bên ngoài, tinh thần căng thẳng, cũng như các rối loạn nội tiết, sẽ làm suy yếu da và gây ngứa. Viêm dạ dày mãn tính do ăn mà không kiểm soát, lá lách và yếu dạ dày, gây ra bởi công việc quá mức và một loạt các tình trạng viêm mãn tính niêm mạc dạ dày, đều tạo ra các chất độc cho cơ thể, gây ngứa da.

  • 7

    Tá tràng

    Thuốc, chế độ ăn uống, đói no, thức ăn nhiều gia vị quá, nghiện thuốc lá, nghiện rượu hoặc các chất độc khác được đưa từ bên ngoài vào cơ thể có thể gây loét tá tràng.

  • 8

    Eczema

    Eczema chủ yếu là từ các bệnh ở hệ thống tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, thần kinh, hoặc môi trường trong một loạt các kích thích vật lý, hóa học của da gây ra bởi bệnh phản ứng viêm nhiễm. Nó cũng là kết quả được sản xuất trong quá trình trao đổi chất thải quá mức khiến cơ thể không kịp bài tiết và đào thải.

Comments