Cách sử dụng thuốc chữa trị táo bón
(Giúp bạn)Khi bị táo bón có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu... táo bón lâu ngày có thể gây nổi mụn trên da, trĩ, nhiễm độc cơ thể, nặng hơn là ung thư đại - trực tràng.
Theo Wikipedia, táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí.
Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Trang Sức khỏe và Đời sống cho biết, khi bị táo bón có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu... táo bón lâu ngày có thể gây nổi mụn trên da, trĩ, nhiễm độc cơ thể, nặng hơn là ung thư đại - trực tràng.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón do ăn uống không hợp lý như trong khẩu phần ăn thường ngày bị thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng khó đào thải ra ngoài, ít vận động, stress, do uống thuốc tây có tác dụng phụ gây táo bón như các loại thuốc chữa dạ dày, tăng huyết áp...
Các thuốc chữa trị táo bón và cách sử dụng
Các thuốc chống táo bón tác động lên nhiều yếu tố khác như làm thay đổi tính chất của phân, làm tăng thêm khối lượng hoặc làm thay đổi độ đặc, tác động lên nhu động ruột, tác động lên phản xạ đi đại tiện...
Thông thường người ta chia ra làm 5 loại chính đó là các chất xơ và nhày; thuốc nhuận tràng làm trơn và mềm phân; thuốc nhuận tràng thẩm thấu; thuốc nhuận tràng kích thích và thuốc nhuận tràng có tác dụng tại chỗ.
Trong đó các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động là các acid ricinoleic, acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau như ức chế không cạnh tranh với các men ruột đặc biệt là natri, kali ATPase làm gia tăng AMP vòng, gia tăng tính thấm tế bào, giảm hấp thu nước và tăng tiết dịch trong lòng đại tràng. Cần lưu ý là các thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
-Phenolphtalein: Liều 0,1g/ngày, gây đại tiện sau 6 - 8 giờ, làm rối loạn hấp thu nước ở tiểu tràng và đại tràng.
-Bisacodyl gây ra chuyển động đại tràng và gây tiết dịch đại tràng bằng cách tác động trực tiếp lên niêm mạc đại tràng. Dung nạp tốt, có thể dùng từng đợt ngắn. Viên nén 5mg, 10mg; viên bọc đường 10mg; liều dùng 5 - 15mg trước khi đi ngủ hoặc nửa giờ trước bữa ăn sáng.
-Nhóm anthraquinolic có các sản phẩm tự nhiên là các aglycol của các cây cascara, rhubarbe... những thuốc xổ thực vật này không hấp thu ở ruột non, chúng chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết prostaglandin nội sinh, tuy nhiên thuốc bị phân hủy bởi các vi khuẩn ở đại tràng nên các thuốc này mất tác dụng khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn chí ở ruột.
Các thuốc này có thể dùng đơn độc hay phối hợp, thuốc cascara sagrada viên nang 30mg dùng 1 - 2 viên/ngày trước khi đi ngủ.
Cách phòng tránh táo bón
+Chế độ ăn uống:
-Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose), như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng... Chất xơ không hòa tan (có trong rau cải, trái cây…) làm phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón.
-Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ do chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.
-Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân
-Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây, đu đủ..., để thúc đẩy nhu động ruột.
-Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.
-Uống 1 lít nước ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói.
-Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá.
-Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc...
+Chế độ sinh hoạt
-Luyện tập đều đặn: Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
-Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
-Cần chú ý đi đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu để đề phòng táo bón.
Thuốc tham khảo: Santafe -Hỗ trợ trong các trường hợp táo bón, chướng bụng, đầy hơi ở các đối tượng dễ bị táo bón như: phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi nhờ bổ sung chất xơ và các vi khuẩn có ích cho hệ đường ruột. -Giúp cân bằng hệ khuẩn ruột để tránh sự tăng sinh của các vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột. |
Thùy Linh
Theo GDVN