Chẩn đoán và phòng ngừa ung thư tinh hoàn

15:47 14/04/2015

(Giúp bạn)Ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả điều trị sẽ tốt, vẫn đảm bảo khả năng sinh sản.

Chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Sức khỏe & đời sống cho biết, nếu bạn khai các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tinh hoàn với bác sĩ, hoặc bác sĩ phát hiện khối u trong khi khám thường qui, bác sĩ sẽ khám thực thể và yêu cầu xét nghiệm để xem đó là do nhiễm trùng hay do các nguyên nhân khác. Bạn cũng có thể được siêu âm.

Xét nghiệm không đau này, phát sóng âm đi qua bìu và cho thấy hình ảnh của tinh hoàn.

-1

Tinh hoàn gồm nhiều tế bào và mỗi loại lại phát triển thành những týp ung thư khác nhau. Mỗi týp phát triển và di căn theo cách khác nhau. Điều trị và tiên lượng cũng khác nhau tuỳ theo týp.

Bác sĩ phân loại ung thư tinh hoàn thành một hoặc hai týp:

- U tinh. Đây là týp ung thư tinh hoàn hay gặp nhất, chiếm khoảng 60% số trường hợp. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, gần như tất cả bệnh nhân đều khỏi bệnh.

- U không tinh. Nhóm ung thư này gồm chorio carcinoma, carcinom phôi, u quái và u túi noãn hoàng. Những loại ung thư này có xu hướng đưa ra sớm hơn u tinh, thường xảy ra ở nam giới tuổi gần 20 đến gần 40.

Đôi lúc chẩn đoán là không rõ. Nếu vậy, bác sĩ bệnh học có thể kiểm tra mô được lấy từ tinh hoàn bị bệnh. Việc này được tiến hành để xem liệu có tế bào ung thư hay không.

- Nếu khối u không phải ung thư, thường không cần cắt bỏ tinh hoàn.

- Nếu khối u là ác tính, bác sĩ bệnh học cũng sẽ xác định týp tế bào ung thư có mặt.

Sau khi đã xác định được týp ung thư, bạn có thể phải xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm khác để xác định liệu ung thư đã di căn đến những nơi khác hay chưa.

Với những kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ phân loại ung thư theo giai đoạn. Những giai đoạn này gồm:

- Giai đoạn I. ung thư tinh hoàn khu trú ở tinh hoàn.

- Giai đoạn II. Ung thư tinh hoàn đã di căn tới hạch lympho trong ổ bụng.

- Giai đoạn III. Ung thư tinh hoàn đã di căn vượt khỏi hạch lympho tới các nơi khác trong cơ thể, như gan hoặc phổi.

Nếu ung thư được khẳng định, phẫu thuật viên có thể cắt bỏ tinh hoàn bị bệnh qua đường rạch ở bẹn. Phẫu thuật viên không cắt một phần tinh hoàn để xét nghiệm. Làm như vậy sẽ khiến tế bào ung thư di căn đến những nơi khác, bởi vậy tinh hoàn bị cắt bỏ toàn bộ.

Phòng ngừa ung thư tinh hoàn

Theo Người lao động, để có thể phát hiện sớm ung thư tinh hoàn, cách tốt nhất là nên chú ý tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên như sau:

- Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, độ lớn của tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn.

- Dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn. Kiểm tra xem có u bướu gì bất thường không. Sờ nắn nhẹ tinh hoàn xem có thấy đau, có u nhỏ hay không nhẵn thì nên đi khám. Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn.

- Nếu tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ cũng cần được thầy thuốc chuyên khoa tiết niệu và sinh dục khám. Nếu chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn, tùy mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Cách điều trị thông thường là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị bệnh, hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, để lại tinh hoàn lành, do đó vẫn đảm bảo khả năng tình dục và sinh sản.

Đối với những người có nguy cơ cao như: Những người ở trong gia đình có tiền sử ung thư tinh hoàn; Tinh hoàn ẩn không di chuyển xuống bìu trong tuổi thiếu niên; Bị chấn thương tinh hoàn; Viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì; Những người làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng như thợ mỏ, lái xe đường dài,… cần thường xuyên kiểm tra tinh hoàn và khám nam khoa định kỳ để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Tại sao nên ăn nhiều hạt gai dầu?
-3 Kiểu ăn sáng nguy hiểm cho sức khỏe
-4 Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của gia vị và các loại thảo mộc
-5 Uống cà phê có thật sự có lợi cho sức khỏe?

Theo GDVN

Comments