Chọn thực phẩm giúp con phòng ngừa và trị cảm lạnh

15:14 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi thời tiết chuyển đột ngột sang gió lạnh, mẹ cần lưu ý bổ sung những thực phẩm rất dễ tìm để phòng và trị cảm lạnh cho trẻ.

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ

Theo Báo Thanh niên Online, khi trẻ có các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, ho, viêm họng, chảy nước mũi, ngạt mũi thì trẻ đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đây là hai bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ có nguy cơ mắc hai bệnh này cao hơn khi thời tiết chuyển mùa, nắng mưa, nóng lạnh thất thường.

Bệnh có thể xuất hiện đột ngột với mức độ tiến triển nhanh và dữ dội (cảm cúm) hoặc xuất hiện từ từ và kéo dài (cảm lạnh). Ở giai đoạn nhẹ, bệnh thường chỉ có triệu chứng sốt nhẹ, ho. Sổ mũi dài ngày có thể gây viêm họng, nhức đầu, biếng ăn…. Khi bệnh nặng, trẻ sẽ bị sốt rất cao từ 39 – 40 trở lên kèm theo cảm giác mệt mỏi, đau nhức toàn thân nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón.

Đặc biệt, triệu chứng bệnh ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng nhất là ho. Khi trẻ bị cảm thì ho là cơ chế bảo vệ của cơ thể giúp tống vi khuẩn, vi rus, dịch đờm ra khỏi phế quản, làm sạch đường thở, bảo vệ họng và phổi. Tuy nhiên nếu trẻ ho quá nhiều sẽ khiến trẻ mệt mỏi, nôn trớ và mất ngủ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.

-1

Trong trường hợp, trẻ bị sốt cao và ho gây tím tái ở môi, đầu ngón tay, ngón chân và khó thở, thở nhanh, thở dồn dập, có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp trẻ bị bệnh đã rất nặng, cha mẹ cần phải lập tức đưa bé đi viện.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cảm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng xoang… Nguy hiểm hơn, bệnh cảm còn làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính đối với những trẻ bị hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản mãn tính .

Phòng và trị cảm lạnh cho bé bằng thực phẩm

Tin tổng hợp của Báo điện tử Kiến thức cho biết, thời tiết chuyển đột ngột sang gió lạnh, mẹ cần lưu ý bổ sung những thực phẩm sau để phòng và trị cảm lạnh cho trẻ.

- Cho bé nhấm nháp trà gừng vào buổi sáng: Để giảm cơn ho cho bé, bạn nên cho bé uống nhấm nháp một vài muỗng cà phê gừng nhé. Hay mẹ bé cũng có thể cho bé uống 1 muỗng cà phê trà thường xuyên/ ngày với 3-4 giọt nước ép gừng vào buổi sáng hôm sau sẽ giúp giữ cho con bạn tránh xa cảm lạnh thông thường.

- Nước sắc từ các loại quả khô: Các loại quả sấy khô rất bổ và có thể làm giảm bớt các triệu chứng bị cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, rồi cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ và nho khô vào, khi đó bạn đã có được 1 nồi nước hoa quả tuyệt hảo.

- Súp gà: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, mệt mỏi, ngạt mũi và sốt. Súp, nước táo, nước hoặc bất cứ thức uống ấm nào khác mà con bạn thích.

- Sữa pha bột nghệ: Với các thành phần có tính sát trùng, nghệ được biết là "thần dược" có thể điều trị các chứng ho, cảm lạnh. Bạn hãy thêm một chút tinh bột nghệ vào cốc sữa ấm và cho trẻ uống mỗi tối. Cách này có thể giúp trẻ nhanh chóng giảm đau họng và sổ mũi. Ngoài ra, sữa là nguồn giàu canxi, cung cấp năng lượng cho trẻ.

- Mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi): Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mật ong thường đông cứng ở nhiệt độ phòng. Để làm lỏng mật ong, hãy ngâm chai mật ong trong nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng.

- Khi trẻ bị ho, hắt hơi thì bạn nên nhớ rằng, phải luôn cho bé uống đủ nước. Uống đủ nước giúp trẻ chống lại cảm lạnh và giảm viêm họng. Bạn có thể thay nước lọc bằng món soup ấm hay nước cam để giúp trẻ không bị tổn hao năng lượng.

-2

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Dinh dưỡng giúp trẻ chống bệnh trong mùa lạnh
-4 Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
-5 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
-6 Yếu tố dinh dưỡng và sự phát triển chiều cao ở trẻ

Theo GDVN

Comments