Bệnh tiêu chảy: Biến chứng và phương pháp điều trị
(Giúp bạn)Trẻ em bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra, và là bệnh rất thường gặp. Căn cứ vào thời gian kéo dài của tiêu chảy mà chia ra làm 2 loại: Tiêu chảy cấp, Tiêu chảy mãn.
Biến chứng bệnh tiêu chảy
Tuổi trẻ cho biết:
- Mất nước là biến chứng phổ biến ở người lớn bị tiêu chảy cấp tính có số lượng lớn phân, đặc biệt khi lượng nước không được bổ sung đầy đủ do sự chủ quan và thiếu hiểu biết, tình trạng này càng trở nên trầm trọng và đến sớm hơn khi tiêu chảy kèm theo với buồn nôn và nôn.
- Nó cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi tiêu chảy do viêm dạ dày ruột bởi virus hoặc nhiễm khuẩn, do lượng nước chiếm một phần lớn khối lượng của trẻ (>80%), do vậy trẻ rất nhạy cảm với sự mất nước.
- Bệnh nhân mất nước nhẹ có thể gặp triệu chứng khát và khô miệng.
- Mất nước trung bình đến nghiêm trọng có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng với biểu hiện ngất xỉu (ngất xỉu khi đứng do khối lượng tuần hoàn giảm dẫn đến tình trạng hạ huyết áp khi đứng), nước tiểu ngày càng ít có thể dẫn đến vô niệu do huyết áp giảm dẫn đến giảm áp lực lọc, rồi kéo theo hàng loạt tình trạng toàn thân nghiêm trọng khác khi mất nước giảm khối lượng tuần hoàn như sốc, suy thận, lú lẫn, nhiễm toan (do quá nhiều acid trong máu), hôn mê.
Điện giải cũng bị mất cùng với nước khi tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy nặng và tình trạng thiếu hụt điện giải có thể xảy ra. Thiếu hụt điện giải xảy ra thường là natri và kali. Cũng có thể tình trạng này xảy ra với clorua và bicarbonate.
Cuối cùng, có thể có kích thích của hậu môn do các đoạn phân chảy nước có chứa các chất kích thích.
Điều trị bệnh tiêu chảy
Sức khỏe & đời sống cho biết các nhóm thuốc ưu tiên sử dụng:
- Nhóm bù nước và chất điện giải: ORESOL là một điển hình. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hoá trong cơ thể cho nên nếu thiếu hụt cơ thể sẽ có những rối loạn nhất định.
- Men vi sinh: Đây thực ra là các vi khuẩn sống (tất nhiên là vi khuẩn có lợi) được đông khô, khi vào trong ruột chúng sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp các vi khuẩn có hại để lập lại trạng thái cân bằng.
- Chất hấp thụ: Attapulgit, than hoạt tính chẳng hạn. Chúng có tác dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột.
- Nhóm hỗ trợ: Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng, đau quặn thắt ở vùng rốn, tuy nhiên, bệnh nhân không nên tuỳ tiện sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau mà chỉ nên dùng cao xoa bóp, dầu gió, cao đắp rốn từ thảo dược hoặc cao dán rốn dạng hấp thu mạnh có hỗ trợ điều trị tiêu chảy và chữa đau bụng.
Cần lưu ý: Trong điều trị tiêu chảy không nên lạm dụng các thuốc làm giảm nhu động ruột như Loperamid, Opioid, v.v… vì lý do độc tố, vi khuẩn có hại cần được đưa ra khỏi cơ thể thông qua việc đi đại tiện mà loại thuốc này làm cản trở quá trình đi đại tiện. Bên cạnh đó, chúng cũng có một số tác dụng phụ mà ta cần phải thận trọng khi dùng nhất là đối với người lớn tuổi và trẻ em.
- Tiêu chảy cấp tính: Nhóm thuốc chống tiêu chảy chính là các chất hấp phụ như attapulgit, kaolin, pectin và nhóm các thuốc làm giảm nhu động ruột như diphenoxylat, loperamid và codein. Các thuốc nhuận tràng tạo khối phân lớn cũng được dùng như methylcellulose do tính chất hấp thu của chúng. Chất ức chế calmodulin là zaldarid có hiệu quả làm giảm triệu chứng tiêu chảy.
- Tiêu chảy mãn tính: Thường có liên quan đến một bệnh nào đó trên cơ thể, nên việc chữa triệu chứng tiêu chảy không thích hợp bằng chữa nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như dùng cholestyramin chữa tiêu chảy liên quan đến sự hấp thu các acid mật kém. Trong trường hợp không loại trừ được bệnh đã gây ra tiêu chảy mạn tính thì có thể mới chữa triệu chứng, ví dụ như tiêu chảy của bệnh nhân đái tháo đường.
Tham khảo thuốc: Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. |
Trà Mi
Theo GDVN