Chứng rối loạn ăn uống: Biến chứng, cách phòng ngừa

15:52 14/04/2015

(Giúp bạn)Biến chứng của các chứng rối loạn ăn uống có thể diễn biến phức tạp từ nhẹ đến nặng, thậm chí bệnh nhân còn có thể tử vong.

Chẩn đoán rối loạn ăn uống

Theo Khám phá, về phương diện lâm sàng rối loạn ăn uống được đánh giá thông qua công cụ có tên gọi là Bảng câu hỏi về Hành vi ăn uống và Mô hình khối lượng (viết tắt theo tiếng Anh là QEWP - Questionnaire of Eating and Weight Patterns) chuyên dùng để chẩn đoán cho thanh niên và cha mẹ.

Thêm vào đó để đánh giá chính xác hơn, bảng cũng bao gồm các câu hỏi đo mức độ trầm cảm.

Biến chứng của rối loạn ăn uống

1. Biến chứng của bệnh nhịn ăn:

- Chết do xuống cân trầm trọng hoặc do tự tử.

- Bệnh tim: tim đập không đều, cơ tim teo lại. Bệnh tim là một nguyên nhân thông thường gây ra tử vong cho người bệnh.

- Rối loạn hormon: các rối loạn hormon sinh dục và tuyến giáp gây ra không có kinh, không thụ thai, không lớn được và mất khối xương.

- Rối loạn nước và khoáng chất của cơ thể: do không ăn vào đầy đủ những chất này.

- Tổn hại hệ thần kinh: chứng nhịn ăn gây ra tổn hại não và dây thần kinh, giật kinh và mất cảm xúc.

- Bệnh về máu: do ăn không đủ những sinh tố như B12, cơ thể người bệnh bị thiếu máu vì không sản sinh đủ tế bào máu.

- Rối loạn tiêu hóa: bón và chướng bụng.

-1

2. Biến chứng của bệnh ăn - nôn:

- Hỏng răng và lợi do chất chua của dạ dày nôn lên miệng.

- Nồng độ kali máu thấp do nôn thường xuyên, khiến bệnh nhân cảm thấy yếu ớt và tim đập không đều.

- Bệnh tiêu hóa: nôn thường xuyên gây tổn thương thành thực quản và ruột.

- Bệnh tâm thần: trầm cảm hoặc có những thúc đẩy mà bệnh nhân không kìm chế được như làm tình bừa bãi, ăn trộm, uống rượu và dùng ma túy.

- Ghiền những thứ thuốc bệnh nhân dùng để nôn ra hoặc không lên cân.

3. Biến chứng bệnh ăn nhiều: Cholesterol máu cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh túi mật.

Phòng ngừa rối loạn ăn uống

Sức khỏe & đời sống cho biết, hiện đã có hình ảnh các diễn viên, người mẫu không còn quá mỏng manh, gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, cần phải tuyên truyền, mới có nhiều người hiểu và nhận thức rõ giới hạn của cân nặng và chiều cao bình thường, không bị ám ảnh quá mức, kiêng khem quá mức mà dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc bị các rối loạn khác.

Với trẻ nhỏ, rối loạn ăn uống hay xảy ra sau một ấn tượng xấu liên quan đến ăn uống như bị ép ăn quá mức, ăn quá đơn điệu; món ăn gợi nhớ lại một kỷ niệm buồn, một ám ảnh sợ hãi như bỏng, đau, sặc... Biểu hiện thường ở 2 dạng sợ ăn do tâm lý và nôn do tâm lý.

Trẻ mắc bệnh thường rất sợ thức ăn, dễ nôn hoặc nôn vọt khi bắt đầu bữa ăn, thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn hay nhìn thấy chén dĩa đựng thức ăn đã bị nôn. Lúc đầu trẻ chỉ sợ một vài món, sau đó sẽ sợ ăn và chuyển dần đến suy dinh dưỡng và bị các biến chứng của suy dinh dưỡng. Trẻ mắc chứng cuồng ăn sẽ dễ bị kích động, ưa bạo lực.

Việc thay đổi hợp lý các món ăn, thay đổi môi trường ăn thích hợp, ăn đúng phương pháp, không ép ăn quá mức và ăn đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Phụ huynh của trẻ bị chán ăn và nôn do tâm lý cũng cần được tư vấn kịp thời.

Điều trị rối loạn ăn uống

Thời gian bình phục có thể mất hàng tháng hay hàng năm, nhưng phần lớn đều khỏi.Những thay đổi trong hành vi ăn uống có thể là do sự phối hợp nhiều bệnh khác nhau gây ra, do vậy bước đầu tiên phải làm là khám sức khoẻ tổng quát.

Trong việc chữa trị, không chỉ có bác sĩ tâm lý mà còn bao gồm các bác sĩ thuộc chuyên ngành liên quan như dinh dưỡng, đồng thời phải chữa cả bệnh thể lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc điều trị có thể bao gồm: Giúp tạo lại các thói quen ăn uống lành mạnh; đồng thời tác động về mặt tâm lí để giúp người bệnh thay đổi niềm tin và hành vi có hại liên quan tới ăn uống. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc trị trầm cảm để làm giảm bớt tâm trạng lo âu.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Chế độ chăm sóc khi bị ợ chua
-3 Những thắc mắc về chứng ợ chua, khó tiêu
-4 Những thực phẩm không nên ăn sau khi sẩy thai
-5 Những nguy cơ từ dầu thực vật

Theo GDVN

Comments