Dấu hiệu không khó nhận biết rối loạn lipid máu
(Giúp bạn)Rối loạn lipid máu có khá ít triệu chứng, người bị bệnh vẫn có thể nhận biết liệu mình có bị mắc bệnh hay không thông qua một số biểu hiện bên ngoài phổ biến.
Có thể nhận biết bệnh rối loạn lipid máu qua một số dấu hiệu bên ngoài
Sức khỏe & đời sống cho biết, theo thống kê, hiện nay, số lượng người mắc rối loạn lipid máu khá cao và không hề có dấu hiệu suy giảm. Tính đến nay, có khoảng 26% người Việt Nam ở lứa tuổi 25-74 bị rối loạn lipid máu. Đặc biệt, ở khu vực thành thị, tỷ lệ người mắc bệnh lên đến 44%.
Điều đáng lo ngại là cùng với các bệnh tiểu đường, ung thư, rối loạn lipid máu được xếp vào danh sách ‘sát thủ’ đối với con người. Bởi vì, bệnh diễn biến kéo dài, không có biểu hiện rõ rệt và thường chỉ được chẩn đoán chính xác qua xét nghiệm máu. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn lipid máu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, đột quỵ, bệnh tim mạch…
Tuy có khá ít triệu chứng, người bị bệnh vẫn có thể nhận biết liệu mình có bị mắc bệnh hay không thông qua một số biểu hiện bên ngoài phổ biến sau:
Ảnh minh họa
- Xuất hiện các cơn đau thắt ngực, có cảm giác như bị đè nặng lên vùng ngực. Có trường hợp, cơn đau có thể lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng bụng. Cơn đau chỉ kéo dài trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài chục phút, xuất hiện không thường xuyên, tự mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các cơn đau này lại có thể tái diễn bất kì lúc nào. Đặc biệt, cơn đau dễ xuất hiện khi người bệnh gắng sức và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Có dấu hiệu bất thường như thường xuyên mệt mỏi, vã mồ hôi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, thở dốc. Tăng cân nhưng sức khỏe lại giảm sút.
- Một số trường hợp có thể phát ban vàng dưới da: da xuất hiện những nốt phồng nhỏ màu vàng nhạt, rắn chắc, bề mặt bóng loáng, không đau, không ngứa. Các nốt này mọc nhiều ở những vùng chịu áp lực như trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực… Những nốt vàng này thường đi kèm với tăng cholesterol máu và tăng nồng độ LDL- cholesterol. Nó cũng có thể gặp trong tăng lipid máu thứ phát do hội chứng thận hư, nhược giáp.
- Vùng bụng bỗng lớn hơn mức bình thường do gan có thể bị sưng to.Như đã nói ở trên, bệnh rối loạn lipid máu được chẩn đoán chính xác nhất bằng phương pháp xét nghiệm máu. Do đó, để phòng tránh cũng như kịp thời phát hiện, điều trị bệnh, bạn nên khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kỳ.
Thông thường, trong máu sẽ có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số cholesterol, triglycerid… Khi các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mắc bệnh rối loạn lipid máu, biểu hiện bao gồm:
– Tăng Cholesterol toàn phần
– Tăng LDL-Cholesterol
– Tăng Triglyceride
– Giảm HDL-Cholesterol
Theo Tiền phong, bình thường, trong máu của chúng ta luôn có một tỉ lệ mỡ nhất định nhưng không gây hại cho sức khỏe, chúng được đánh giá bằng các xét nghiệm cholesterol và triglyceride, trong đó có 4 chỉ số quan trọng: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride.
Hai chất cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu là nhờ có sự xuất hiện của lipoprotein là HDL và LDL. LDL kết hợp với cholesterol tạo ra LDL-c và khi chất kết hợp này bị dư thừa sẽ gây hại cho cơ thể. Chúng sẽ đưa cholesterol vào trong máu và lắng đọng vào các thành mạch, gây ra xơ vữa động mạch. Mặt khác, cholesterol nếu kết hợp với HDL-c sẽ có lợi vì HDL-c sẽ đưa những cholesterol ứ đọng trở về gan. Như vậy trong 4 thành phần thì đã có 3 thành phần dư thừa sẽ gây hại cho sức khỏe.
Tham khảo thuốc: Trà giảo cổ lam Tuệ linh: Giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch. Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp. |
TM
Theo GDVN