Viêm bàng quang
(Giúp bạn)Viêm bàng quang là viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu. Nó cũng được coi là viêm đường tiết niệu, một bệnh nhiễm trùng bắt đầu từ hệ tiết niệu.
Theo Sức khỏe & đời sống, hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tất cả đều giữ một vai trò khác nhau trong việc bài tiết nước tiểu. Thận, là hai bộ phận hình hạt đậu ở phía sau trên vùng bụng, lọc nước tiểu từ máu.
Hai ống được gọi là niệu quản mang nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nơi chứa nước tiểu cho tới khi nó được bài tiết ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.
Khoảng ngắn giữa hậu môn và âm đạo, và độ dài của niệu đạo ngắn, làm cho phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới.
Viêm bàng quang là viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu.
Nó cũng được coi là viêm đường tiết niệu, một bệnh nhiễm trùng bắt đầu từ hệ tiết niệu. Viêm đường tiết niệu có thể đau và khó chịu. Bệnh cũng có thể trở thành một bệnh nặng nếu lan tới thận.
Có 2 loại viêm bàng quang chính
- Viêm bàng quang mắc phải trong cộng đồng. Nhiễm trùng này xuất hiện khi những người không nhập viện bị viêm bàng quang. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, nhưng hiếm gặp ở nam giới thuộc lứa tuổi này. Tuy nhiên, nam giới > 50 tuổi có thể có nguy cơ bị loại nhiễm trùng này do phì đại tuyến tiền liệt, là bệnh hay gặp ở nam giới cao tuổi có thể cản trở lưu lượng nước tiểu.
- Viêm bàng quang mắc phải tại bệnh viện. Nhiễm trùng này xuất hiện ở những người đang nằm viện. Bệnh thường gặp ở những người được đặt thông niệu đạo, một thủ thuật thường làm trước một số thủ thuật ngoại khoa hoặc với một số xét nghiệm chẩn đoán. Viêm bàng quang mắc phải tại bệnh viện thường xuất hiện khi đặt thông niệu đạo tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Nguyên nhân viêm bàng quang
Viêm đường tiết niệu thường xuất hiện khi vi khuẩn từ ngoài vào trong đường tiết niệu, thường qua niệu đạo, và bắt đầu sinh sôi. Hệ tiết niệu được cấu tạo không cho các vi khuẩn này xâm nhập.
Nước tiểu cũng có các đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng cơ hội để vi khuẩn lưu lại và sinh sôi trong đường tiết niệu.
Viêm bàng quang thường được coi như viêm bàng quang tuần trăng mật vì bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau quan hệ tình dục. Khi quan hệ tình dục, vi khuẩn vào bàng quang qua niệu đạo. Nhưng thậm chí những bé gái và phụ nữ chưa quan hệ tình dục cũng dễ bị viêm đường tiết niệu dưới do hậu môn, một nguồn vi khuẩn ổn định, rất gần với niệu đạo nữ.
Hơn 90% số trường hợp viêm bàng quang là do Escherichia coli, loài vi khuẩn thường thấy ở vùng trực tràng. Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 4/10/2001, một chủng E.coli kháng kháng sinh mới có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu khó điều trị ở phụ nữ.
Yếu tố nguy cơ gây viêm bàng quang
Một số người dễ bị viêm bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu tái phát hơn những người khác.
Phụ nữ thuộc nhóm này. Tới 20% số phụ nữ trong cuộc đời sẽ bị viêm bàng quang. Nguyên nhân chính là do giải phẫu. Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới, làm giảm khoảng cách vi khuẩn phải vượt qua để vào bàng quang.
Phụ nữ có quan hệ tình dục dễ bị viêm đường tiết niệu hơn vì quan hệ tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào niệu đạo. Các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ dùng màng ngăn để tránh thai có thể có nguy cơ cao hơn. Thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm bàng quang.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm bất cứ điều gì gây cản trở lưu lượng nước tiểu, như phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi thận. Thay đổi hệ miễn dịch, có thể xuất hiện với các bệnh như bệnh tiểu đường, cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Vì vậy đặt ống thông bàng quang dài ngày, có thể cần cho những người bị bệnh mạn tính hoặc người già.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia tài trợ cho thấy loại máu của phụ nữ có thể giữ vai trò trong nguy cơ tái phát viêm bàng quang và đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công tế bào đường tiết niệu của những người có một số yếu tố máu nào đó.Nhưng cần nghiên cứu thêm để xác định liệu có tồn tại mối liên quan này và liệu nó có ích trong việc phát hiện những người có nguy cơ nhiễm trùng tái phát hay không.
Phòng ngừa, điều trị viêm bàng quang
Người Lao động cho hay, thầy thuốc thuộc trường phái điều trị toàn diện đã từ lâu khuyên đối tượng hay bị viêm bàng quang, thay vì chỉ trông mong vào thuốc kháng sinh để rồi thất vọng, nên tập trung vào một số biện pháp sinh học như dưới đây:
- Uống thật nhiều nước, được 3 lít trong ngày càng hay, ngay khi phát hiện triệu chứng viêm bàng quang để mượn dòng nước tiểu kéo bệnh nguyên ra ngoài. Bệnh nhân đừng ngại đi tiểu trong ngày, miễn là đừng tiểu đêm để rồi mất ngủ. Tốt nhất là đi tiểu mỗi giờ nhưng đừng quên uống ngay ly nước lớn sau mỗi lần đi tiểu.
- Chườm nóng vùng bụng dưới để giải tỏa áp lực do xung huyết ở bàng quang.
- Tạm ngưng mọi hoạt động TDTT. Nằm nghỉ càng thường càng tốt trong suốt thời gian còn viêm bàng quang.
- Uống nước ép trái dâu tây càng nhiều càng tốt vì hoạt chất trong trái này có tác dụng kháng sinh không thua thuốc đặc hiệu. Đã vậy, nước dâu tây khéo hơn ở chỗ không gây lờn thuốc lại ngon miệng.
- Tăng lượng nấm trong khẩu phần để tận dụng tác dụng giảm đau tương tự aspirin của hoạt chất trong nấm.
- Giữ lòng bàn chân cho ấm bằng cách mang vớ, ngâm chân nước ấm, hơ chân bằng máy sấy tóc, bằng đèn hồng ngoại… sau giờ làm việc.
Tham khảo thuốc: Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ. |
Trà Mi
Theo GDVN