Dùng nước mưa khi sống gần nhà máy ảnh hưởng thế nào?
(Giúp bạn)Nên chọn những nguồn nước khác an toàn hơn để phục vụ việc ăn uống, còn nước mưa chỉ nên dùng cho những việc không tiếp xúc trực tiếp với người.
Gia đình em ở gần những ống khỏi của nhà máy sản xuất ga đung bếp, nhà em lại ăn nước mưa, em muốn hỏi nếu trước khi hứng nước mưa em để mưa đợi sạch mái một lúc sau đó mới hứng thì có hết được các chất độc hại bám trên mái nhà không? Em xin chân thành cảm ơn!
BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi - Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia trả lời:
Chào em,
Khi hứng nước mưa, một cách làm đúng là nên đợi mưa một lúc để làm sạch các chất bụi bẩn trên mái nhà. Tuy nhiên do gia đình em sống ở gần ống khói nhà máy sản xuất công nghiệp nên khói bụi và các chất độc hại có trong khói của nhà máy có thể ô nhiễm vào chính mây dông và nước mưa, chứ không chỉ ở trên mái nhà. Do đó tốt nhất là gia đình em nên chọn những nguồn nước khác an toàn hơn để phục vụ việc ăn uống, còn nước mưa chỉ nên dùng cho những việc không tiếp xúc trực tiếp với người.
Chúc em và gia đình luôn mạnh khỏe
Chào Bác sĩ! Nhà em ở gần nhà máy chuyên sản xuất bình và khí ga, mỗi lần nhà máy xả ra rất nhiều chất đọc hại mà cả dãy khu nhà em lại gần ngay những ống khói xa, em đang rất lo lắn không biết là xả ra những chất gì? có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Nhà em lại dùng nước mưa từ mái tôn, em sợ các chất độc hại bám trên mái tốn sẽ theo nguồn nước mưa rơi xuống, mặc dù khi ăn nước mưa nhà em có dùng máy lọc loại bình thường nhưng em vẫn rất sợ, rất mong Bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!
TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E trả lời:
Chào bạn!
Nhà bạn ở gần nhà máy chuyên sản xuất bình và khí ga, mỗi lần nhà máy xả ra rất nhiều chất đôc hại mà cả dãy khu nhà bạn lại gần ngay những ống khói xa, bạn đang rất lo lắng không biết là xả ra những chất gì. Bạn cần biết rằng phản ứng nhiệt phân chất thải rắn tạo ra chất thải, các chất bay hơi (khí gas) + cặn rắn. Trong đó: khí gas gồm: CxHx, H2, COx, NOx, SOx và hơi nước. Cặn rắn: carbon cố định + tro. Các giai đoạn của quá trình đốt chất thải trong lò nhiệt phân: Tại buồng sơ cấp: Các quá trình xảy ra gồm: Sấy (bốc hơi nước) > phân hủy nhiệt tạo khí gas và cặn cácbon (trong điều kiện thiếu oxy)> đốt cháy cặn cácbon thành tro, hợp khí gas trong điều kiện nhiệt độ cao và dư giữa chất cháy và chất oxy hoá. - cháy.
Nước mưa không phải là nguồn nước an toàn
Chất thải không khí bao gồm:
- Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt).
- Các hợp chất flo.
- Các chất tổng hợp (ête, benzen).
- Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
- Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...
- Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...
- Chất thải phóng xạ.
- Nhiệt độ.
- Tiếng ồn.
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit sinh ra do đốt cháy than, đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động.
Các đặc tính của khí ga là chất:
- Không màu.
- Không mùi. Người ta thường làm cho khí ga có mùi bằng cách cho chất tạo mùi vào trước khi cung cấp cho người tiêu dùng để dễ dàng phát hiện ra khi có sự rò rỉ gas.
- Dễ cháy.
- Nặng hơn không khí.
- Trọng lượng bằng khoảng một nửa trọng lượng nước.
- Không chứa chất độc nhưng có thể gây ngạt thở.
- Khí ga giãn nở khi xì ra ngoài và 1 lít khí ga lỏng sẽ tạo ra khoảng 250 lít khí.
Trong quá trình sản xuất bình và khí ga có thể thải ra các chất như trên. Nếu là khí ga thì sẽ phát tán trong không khí nên sẽ không gây ngạt thở được ở môi trường rộng như vậy. Nếu là một trong các thành phần khí thải trên thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nhà máy chắc đã có biện pháp xử lý rồi và có thể chỉ còn bụi muội khói thôi. Nhưng dù sao môi trường như vậy vẫn không thể coi là trong sach được và tốt cho sức khỏe được. Nhà bạn lại dùng nước mưa từ mái tôn, các chất độc hại bám trên mái tôn sẽ theo nguồn nước mưa rơi xuống nhưng nhà bạn đã dùng máy lọc loại bình thường nên cũng không đáng lo. Để yên tâm hơn, bạn cần thay máy lọc loại tốt hơn hoặc nếu có điếu kiện nên chuyển đến nơi khác. Chúc bạn sức khỏe!
Tham khảo thuốc: Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ. |
Trà Mi
Theo GDVN