Hạ đường huyết: Biến chứng, phòng ngừa, điều trị

15:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Hạ đường huyết là bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ, thậm chí là rất nguy hiểm.

Khi tế bào não không được cung cấp glucose, người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê. Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ đường huyết. - Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Biến chứng hạ đường huyết

Nếu bỏ qua các triệu chứng của hạ đường huyết quá lâu, có thể mất ý thức. Đó là vì não cần glucose để hoạt động.

Các triệu chứng của hạ đường huyết không được điều trị sớm có thể dẫn đến:

- Co giật.

- Mất ý thức.

- Tử vong.

Mặt khác, nếu bị tiểu đường, phải cẩn thận không để tăng quá mức lượng đường trong máu. Điều này cũng có thể nguy hiểm và có thể gây tổn thương hệ thần kinh, mạch máu và các cơ quan khác.

Phòng ngừa hạ đường huyết

Theo Sức khỏe & đời sống, luôn có một bữa sáng chất lượng để cung cấp năng lượng cho 1 ngày. Lưu ý là hạn chế ăn ngũ cốc đóng gói mà hãy ăn bánh mỳ với chút hoa quả hay nước quả.

Ăn ít, chia thành nhiều bữa, không nên để khoảng cách giữa 2 bữa quá 3 giờ. Năng lượng hạ vào buổi chiều có thể làm giảm đường huyết. Bạn có thể tránh tình trạng này bằng cách ăn ít và thường xuyên nhấm nháp các loại snack mà mức độ hấp thụ đường giảm.

-1

Ăn các loại tinh bột - đường phức trong mỗi bữa ăn: bao gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, mỳ, gạo, lúa mạch…Ăn các loại quả ngọt có thể gây phá hoại hệ thống. Pha nước quả với nước theo tỉ 50/50. Nếu bạn phải uống các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, sô-cô-la và đồ uống hộp thì hãy uống sau bữa ăn và không bao giờ uống khi dạ dày rỗng.

Luôn bổ sung các bữa phụ bằng các thực phẩm giàu protein như ăn 1 quả táo cùng với hạnh nhân; ăn cần tây, cà-rốt hay súp lơ xanh, sữa chua với các loại hạt hay quả tươi với 1/2 thìa hạt bí hay hạt hướng dương và 1/2 quả bơ với 1 cái bánh lúa mạch, hạt hướng dương.

Điều trị hạ đường huyết

Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường... trong túi, trong cặp, để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày.Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau...Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.

Đối với người bị bệnh tiểu đường, cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.

Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh này có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc
-2 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng
-3 Công dụng chữa bệnh của cây vú bò
-4 Nhận biết bún, phở chứa huỳnh quang
-5 Cách phòng ngừa và hạn chế bệnh khô khớp

Theo GDVN

Comments