Không nên cho con ăn quá nhiều đạm

15:16 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhiều bố mẹ nghĩ rằng cứ cho trẻ ăn nhiều thịt cá là tốt. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho trẻ cần kết hợp đầy đủ các dưỡng chất.

Protein (đạm) là thành phần cơ bản của tế bào, yếu tố tạo hình chính của các bộ phận trong cơ thể. Đạm rất cần thiết trong sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể, do đó đáp ứng nhu cầu về đạm là vô cùng quan trọng. Thiếu hụt đạm sẽ dẫn đến cơ thể chậm tăng trưởng suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng nhiều tuyến nội tiết, suy giảm miễn dịch, tăng tần suất nhiễm trùng. Tuy nhiên thừa đạm cũng vô cùng nguy hiểm.

Tác hại khi trẻ ăn thừa đạm

Gia đình & Xã hội dẫn lời bác sĩ Nguyễn Thị Yến, Bệnh viện Nhi trung ương, nếu ăn quá nhiều đạm khiến trẻ khó tiêu hóa dẫn đến chán ăn, táo bón và làm suy giảm chức năng gan, thận của trẻ. Đồng thời trẻ cũng khó hấp thu các loại vitamin, dễ sút cân và đi ngoài phân sống.

Theo số liệu phân tích, ở nhóm trẻ 6 tháng đến 5 tuổi, có tới 91% các bà mẹ hiện cho trẻ ăn đạm cao hơn so với nhu cầu cơ thể, chủ yếu ở nhóm dưới 3 tuổi. Trung bình tỷ lệ protein trẻ nạp vào hằng ngày qua đường ăn uống ở nhóm trẻ đến khám là 260% so với nhu cầu cơ thể có thể dung nạp, nghĩa là cao hơn 2,6 lần so với khả năng hệ tiêu hóa và thận của trẻ có thể hấp thu. Cá biệt, có trẻ được mẹ cho ăn đạm gấp 4 lần so với khả năng có thể hấp thu.

-1

Phần lớn các trẻ được cho ăn đạm quá nhiều là con của nhóm bà mẹ cho con ăn theo kiểu Nhật, đi kèm với uống sữa bột công thức có hàm lượng đạm cao. Lượng đạm trẻ thu nạp qua đường thức ăn ở nhóm trẻ này thường đạt 100 - 150% so với nhu cầu cơ thể. Lượng đạm nạp thêm từ sữa bột công thức đẩy tỷ lệ quá tải đạm lên cao. Điều tất yếu thường thấy ở nhóm trẻ này là thường xuyên bị tiêu chảy mà không rõ nguyên do, phân nặng mùi, trẻ chán ăn hoặc ăn nhiều mà không lên cân.

Hướng dẫn mẹ cho trẻ ăn đủ đạm

Theo Vnexpress, khuyến cáo của Tổ chức kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trẻ 1 - 3 tuổi cần 13 g và trẻ 4 - 8 tuổi cần 19 g đạm mỗi ngày. Ví dụ, trong 100 g thịt lợn nạc chứa 18 g đạm; 100 g đậu xanh chứa 20 g đạm; 100 g đậu nành chứa 35 - 40 g đạm; trong 100 g sữa bột trẻ em có 10 - 26 g đạm.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật (từ động vật và sản phẩm của động vật như trứng, sữa, phô mai) và đạm thực vật (từ rau, củ, quả, hạt) trẻ em cần thu nạp hằng ngày là 70/30. Có nghĩa trẻ em nên ăn 70% đạm từ động vật và 30% từ thực vật.

Như vậy, mỗi bữa mẹ chỉ cần nấu cho trẻ dưới 3 tuổi 20-30 g thịt, cá, tôm là đáp ứng được 70 - 80% lượng đạm từ động vật. Số đạm còn lại lấy từ thực vật: đậu đỗ, đậu phụ, rau lá có màu xanh đậm, sữa đậu nành và không cần phải cho uống thêm sữa bột công thức. Để bổ sung đạm thực vật và vi chất cho con, cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn rau xanh, trái cây sạch. Con lớn không chỉ nhờ đạm mà còn từ các vi chất tích lũy hàng ngày.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những điều cần kiêng kỵ khi ăn thịt dê
-3 Những triệu chứng của bệnh hen tim
-4 Thực phẩm chống căng thẳng thần kinh
-5 Cách nhận biết thịt gà hỏng

Theo GDVN

Comments