Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nguy cơ và cách đối phó

15:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhiều người bị mệt mỏi kéo dài, không cải thiện dù ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ. Đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm nhưng hầu hết được kết luận là bình thường. Đó có thể là hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Mệt mỏi mãn tính dễ nhầm là "bệnh giả vờ"

Vnexpress cho biết, trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh Mỹ khuyến cáo: “Hội chứng mệt mỏi mãn tính là một chứng bệnh nguy hiểm khiến người bệnh không thể tham gia các hoạt động hằng ngày cũng như làm những việc mà họ thích”. Tại Việt Nam, số người mắc hội chứng này ngày càng tăng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa C4, Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, "hội chứng mệt mỏi mạn tính” là tên gọi những rối loạn đặc trưng bởi sự mệt mỏi, yếu sức và các khó chịu khác của thể trạng, tâm lý như mệt mỏi, khó tập trung, đau đầu, đau cơ khớp, khó ngủ, các rối loạn tâm lý, đau họng, sốt nhẹ...

Hội chứng này ở nữ giới nhiều gấp đôi nam giới, hay gặp ở lứa tuổi 25-45, trên khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám đa khoa.

Những nghiên cứu gần đây đối với bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mãn tính cho thấy có sự bất thường về chức năng nội tiết, thần kinh - nội tiết. Trầm cảm mức độ từ nhẹ đến vừa thấy ở 2/3 số bệnh nhân.

Chẩn đoán khó khăn

Theo Tuổi trẻ, do bệnh “mơ hồ”, không có tiêu chí chẩn đoán, xét nghiệm đặc hiệu nên tỉ lệ chẩn đoán Hội chứng mệt mỏi mãn tĩnh (MMM) rất thấp. Ngay ở Mỹ, với trang thiết bị hiện đại, trong số 4 triệu người được ước tính mắc bệnh MMM hiện chỉ có dưới 20% được chẩn đoán xác định.

Vì thế, việc chẩn đoán MMM phải rất thận trọng, tỉ mỉ. Thầy thuốc cần thực hiện đúng quy trình ba bước: hỏi bệnh sử cặn kẽ chi tiết, khám tổng quát kỹ lưỡng và xét nghiệm sàng lọc đầy đủ và có thể xét nghiệm bổ sung để theo dõi kết quả của các xét nghiệm sàng lọc ban đầu.

-1

(Ảnh minh họa)

Thường MMM được chẩn đoán dựa trên ba tiêu chí: một là mệt mỏi kéo dài trên sáu tháng liên tục, không phải do gắng sức hoặc bệnh lý nào khác có liên quan; hai là mệt mỏi nặng ảnh hưởng đến hoạt động và công việc thường nhật và ba là có ít nhất bốn trong tám dấu chứng sau:

- Mệt sau khi gắng sức kéo dài hơn 24 giờ

- Ngủ vẫn không đỡ mệt

- Suy giảm, mất tập trung trí nhớ

- Đau cơ

- Đau nhưng không bị sưng hay đỏ các khớp xương

- Đau đầu nhiều kiểu, nhiều mức độ

- Sưng căng hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách

- Đau họng thường xuyên hoặc định kỳ.

Yếu tố nguy cơ

Cũng theo báo Đất việt, nếu tố có thể làm tăng nguy cơ của hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm:

Tuổi: Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi 40 và 50.

Quan hệ tình dục không thỏa mãn: Phái nữ được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính nhiều hơn là nam giới,

Lối sống: Những người thừa cân và không hoạt động có nhiều khả năng phát triển hội chứng mệt mỏi mãn tính. Căng thẳng cũng dường như là một yếu tố.

Biến chứng

Biến chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm: trầm cảm; sống cô lập; hạn chế lối sống; giảm năng suất làm việc.

Cần được chăm sóc và điều trị lâu dài

Sức khỏe và đời sống cho biết, người bệnh cần được biết về bệnh và bệnh sinh của nó, ảnh hưởng của nó đối với cơ thể, tâm lý và xã hội, cũng như tiên lượng của bệnh. Bệnh nhân thường cảm thấy yên tâm hơn khi những khó chịu của họ được bác sĩ hay người nhà quan tâm.

Cần tái khám định kỳ để đánh giá tiến triển của quá trình điều trị cũng như những triệu chứng mới phát sinh. Có nhiều triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính đáp ứng với điều trị. Thuốc chống viêm giảm đau không steroid làm giảm đau đầu, đau lan tỏa và sốt nhẹ.

Viêm mũi và viêm xoang dị ứng thường hay gặp ở các bệnh nhân này, do vậy các loại thuốc kháng histamin có thể có lợi. Mặc dù bệnh nhân không muốn được chẩn đoán là tâm thần nhưng vẫn cần phải đối mặt với triệu chứng trầm cảm nổi bật.

Thuốc chống trầm cảm làm an dịu, cải thiện khí sắc và rối loạn giấc ngủ do đó phần nào làm giảm mệt mỏi. Thậm chí chỉ cải thiện triệu chứng ở mức độ vừa cũng đã đủ gây ra một ảnh hưởng tốt đối với sự tự tin và khả năng cảm nhận niềm vui cuộc sống của người bệnh.

- Người bệnh cần có lối sống lành mạnh, hoạt động thể lực và sinh hoạt phù hợp.

- Cần khuyến khích và động viên tinh thần cho bệnh nhân. Liệu pháp tâm lý rất có hiệu quả nhằm xua tan những nhận thức sai lệch làm người bệnh không chịu hoạt động và thất vọng.

Tham khảo thuốc: Hoàn thanh can lương huyết

Thành phần: Tử thảo, Vương bất lưu hành, Thương nhĩ tử, Thương truật, Đương quy, Liên kiều, Hoàng kỳ, Cam thảo, Chi tử, Bạch thược, Kim ngân hoa, Phòng phong, Chỉ xác, Táo nhân, Thổ phục linh, Nhân sâm.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Hội chứng mệt mỏi kinh niên: Triệu chứng, điều trị và phòng tránh
-3 Nguyên nhân gây nên hội chứng mệt mỏi kinh niên
-4 Nước tiểu nổi bọt, nặng mùi là bệnh gì?
-5 Món ăn thuốc từ thịt hươu

Theo GDVN

Comments