Triệu chứng của bệnh phong

15:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh phong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những tàn tật, di chứng trầm trọng.

Triệu chứng bệnh phong

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất phong phú và đa dạng, biểu thị sự tương quan giữa sức đề kháng, tức khả năng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh.

- Thời kỳ ủ bệnh: Bệnh phong có thời kỳ ủ bệnh dài nhất so với tất cả các bệnh lây truyền khác. Tính trung bình, thời kỳ đó là 2-3 năm hoặc lâu hơn. Người ta gọi đó là giai đoạn yên lặng của bệnh vì chính trong thời gian đó, vi khuẩn đang nhân lên để có đủ số lượng mà gây bệnh.

- Thời kỳ khởi phát: Bệnh thường bắt đầu bằng những biểu hiện kín đáo, không rầm rộ, ví dụ một vết hồng, một vết bạc màu trên da mà bệnh nhân không nhận thấy hoặc để ý đến hay một vài rối loạn cảm giác như kém cảm giác, tăng hoặc mất cảm giác ở một vùng da; có khi do ngẫu nhiên bị bỏng mà không thấy đau rát nên mới phát hiện được. Có khi bệnh phát đột ngột bằng sự xuất hiện loại phản ứng kiều hồng ban nút tuy rất hiếm.

-1

Tiến triển chung của bệnh phong tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Những bệnh nhân ở thể bất định (thể I) có thể khỏi tự nhiên hoặc tiến triển thành thể củ (T) hoặc thể u (L). Thể L có thể tiến triển nặng dần vì cơ thể không có khả năng miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch trung gian tế bào. Thể T cũng có thể tự khỏi tự nhiên hoặc có thể tiến triển lành tính hơn nhưng thường nhiều tàn phế trầm trọng. Thể B, nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành thể L và nếu được điều trị tốt sẽ tiến triển hướng về thể T. Những kiểu tiến triển trên có thể là kết quả của điều trị hoặc xuất hiện sau các cơn phản ứng phong (phản ứng đảo ngược).

- Triệu chứng thần kinh: Đặc điểm của bệnh phong ở tất cả các thể bệnh và ở mọi bệnh nhân là có tổn hại thần kinh ngoại biên trong khi thần kinh trung ương luôn được ‘tôn trọng’.

- Hiện tượng to dây thần kinh ngoại biên: Sờ vào sẽ thấy các dây thần kinh đó to hơn bình thường và nhạy cảm, có chỗ thấy mềm nếu bị áp-xe thần kinh. Cần nghĩ đến bệnh phong ở tất cả những ai có to dây thần kinh ngoại biên.

- Rối loạn cảm giác: Lúc bệnh mới phát, có thể tăng cảm giác nhưng về sau kém cảm giác. Hiện tượng mất cảm giác bắt đầu từ ngoại biên, rồi tiến dần về phía gốc chi.

- Rối loạn vận động: Do dây thần kinh vận động bị tổn thương, gây liệt cơ và teo cơ. Có thể gặp nhiều biểu hiện khác nhau. Ở mặt, có thể thấy mất khả năng nhắm mắt và cơ mặt mất tính linh hoạt, tạo nên vẻ mặt đở ra như ‘mặt nạ’. Ở chi, có thể thấy hiện tượng ‘bàn tay quắp’ và ‘bàn chân thõng’ ở những mức độ khác nhau.

- Rối loạn dinh dưỡng: là những rối loạn thứ phát, hậu quả của các tổn thương thần kinh biểu hiện bằng những mức độ khác nhau: da khô, bóng, mất mồ hôi, rụng lông, bọng nước, loét da và tổn thương xương (loãng xương, tiêu xương).

- Những biểu hiện khác của bệnh phong:

+ Tổn thương ở niêm mạc.

+ Tổn thương ở mắt.

+ Tổn thương ở xương.

+ Tổn thương ở các tạng, gan, lách và hạch…

Phương pháp phòng bệnh phong

- Phòng bệnh cá nhân: Giữ vệ sinh thân thể ‘xà phòng đẩy lùi bệnh phong’, đó là một khẩu hiệu đầy ý nghĩa, nêu lên tầm quan trọng của vệ sinh da. Từ trước đến nay, những cán bộ phục vụ các trại phong chưa từng một ai lây bệnh chính là nhờ biết giữ vệ sinh thân thể chứ không hề có thuốc nào đặc biệt.

- Nội dung chương trình chống bệnh phong gồm những điểm chính sau:

+ Phát hiện sớm và kịp thời, điều trị càng sớm bệnh càng chóng khỏi, nguồn lây càng sớm được dập tắt, người bệnh tránh được tàn phế.

+ Tổ chức điều trị tại nhà cho bệnh nhân phong thuộc bất kỳ thể bệnh nào. Không cần tập trung người bệnh vì vừa không có tác dụng trong việc chống lây lan, vừa tốn kém, lại gây thành kiến rất nguy hại cho việc chống bệnh phong, nhất là hiện nay đã có thuốc công hiệu để điều trị bệnh và cắt đứt lây lan nhanh chóng.

+ Xây dựng kỹ thuật điều trị vừa tiện áp dụng trên thực tế ở một nước đang khó khăn về nhiều mặt, vừa có công hiệu lớn. Các phác đồ điều trị bằng liệu pháp đa hóa của Tổ chức Y tế thế giới đã tỏ ra hợp lý, có công hiệu và được hầu hết các nước chấp nhận. Kết hợp với liệu pháp đa hóa, là những biện pháp đơn giản trong liệu pháp vật lý, vận động thể dục nhằm phòng và chữa tàn phế cho bệnh nhân là điểm cơ bản trong điều trị bệnh phong.

+ Giáo dục y tế là một trong những nội dung chủ yếu của chương trình chống bệnh phong. Cần có quan niệm đúng đắn về bệnh phong, một bệnh ít lây, khó lây và lây chậm, có thể chữa khỏi tại nhà, không cần tập trung vào các trại riêng biệt.

- Ba tiêu chuẩn thanh toán bệnh phong: tất cả mọi bệnh nhân có trong vùng phải được chữa khỏi; không có người mắc bệnh mới trong 6 năm liên tục, nếu có, thì phải được phát hiện và điều trị sớm; nhân dân phải có kiến thức cơ bản về bệnh phong. Việt Nam có thể thanh toán bệnh phong trong phạm vi cả nước trong những thập kỷ tới.

Dân trí cho biết thêm, tại Việt Nam, bệnh phong được biết có từ lâu đời. Do hoàn cảnh lịch sử và nhiều khó khăn, trước cách mạng chúng ta chưa xác định chính xác số lượng bệnh nhân phong. Nhưng từ năm 1982, Việt Nam với việc đề ra chương trình “Thanh toán bệnh phong từng vùng” triển khai hoạt động trên cả nước. Đặc biệt, chương trình được triển khai tận các đơn vị xã phường, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, làm cho công tác phòng chống mang tính chất xã hội hóa cao.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Cách điều trị bệnh hạt cơm
-3 Những thực phẩm tăng cường chỉ số IQ
-4 Những vi chất có lợi cho nam giới
-5 Công dụng của cây huyết dụ

Theo GDVN

Comments