Hội chứng suy giáp: Biến chứng, phòng ngừa

15:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Hội chứng suy giáp nếu không được điều trị sẽ đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái nếu mẹ mang thai bị bệnh.

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả dần do các nguyên nhân: vì một khối u cục bộ buộc phải cắt bỏ một phần tuyến giáp, sự viêm nhiễm, xâm hại gây viêm nhiễm của vi khuẩn, các loại ung bướu chèn ép tuyến giáp, đặc biệt là bướu cổ, ảnh hưởng từ một số bệnh khác,...

Tuyến giáp hoạt động yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng sinh lý, hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể. Suy giáp có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Có khả năng ngăn ngừa và điều trị suy giáp, song một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi, cần phẫu thuật phức tạp, nguy hiểm.

Suy giáp cần được phát hiện càng sớm càng tốt do bệnh diễn biến âm thầm và ngày càng nặng hơn. Việc chậm trễ phát hiện có thể làm giảm khả năng điều trị.

Phòng ngừa suy giáp

- Những bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có suy giáp trên lâm sàng thì phải theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp.

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi chuẩn bị có thai phải được làm xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm bệnh suy giáp do 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi chưa hình thành tuyến giáp nên cần lượng hormon giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh. Nếu trong quá trình này mà không được cung cấp đủ (do mẹ bị suy giáp nhưng điều trị không đủ liều) hoặc thiếu hoàn toàn (mẹ bị suy giáp song không được chẩn đoán và điều trị) thì đứa trẻ sinh ra dễ có nguy cơ kém phát triển trí tuệ, đần độn.

-1

- Những đứa con của những bà mẹ bị suy giáp có khuyến cáo được xét nghiệm máu gót chân ngay những ngày đầu sau khi sinh để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp.

- Xét nghiệm hormon giáp là một trong các xét nghiệm cần thiết phải làm ở các cặp vợ chồng vô sinh.

- Những phụ nữ có tiền sử đẻ mất máu nhiều phải được khám và phát hiện sớm Hội chứng Sheehan.

Điều trị hội chứng suy giáp

Mọi trường hợp suy giáp phải điều trị, trừ các trường hợp nhẹ mới có biến đổi về xét nghiệm ở những bệnh nhân có nguy cơ mạch vành. Điều trị bằng hormon thay thế đường uống, vĩnh viễn.

Cần tiên lượng trước tai biến mạch vành ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.

Cần loại trừ hoặc điều trị suy thượng thận trước khi điều trị thay thế hormon tuyến giáp.

Biến chứng khi bị suy giáp

Sức khỏe & đời sống cho biết, suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe:

- Bướu cổ: Việc kích thích liên tục khiến tuyến giáp phải sản xuất nhiều hormone hơn có thể làm tuyến giáp tăng kích thước gây bệnh bướu cổ. Viêm giáp Hashimoto là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ. Mặc dù nhìn chung bệnh không gây khó chịu, bướu cổ lớn có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn và có thể ảnh hưởng việc nuốt thức ăn hoặc hô hấp.

- Bệnh tim: Suy giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, chủ yếu do hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – vốn là các cholesterol "xấu" – sẽ tăng cao khi tuyến giáp hoạt động kém. Thậm chí suy giáp cận lâm sàng, dạng bệnh lành tính hơn suy giáp, cũng có thể làm tăng tổng nồng độ cholesterol và làm giảm khả năng co bóp của tim. Suy giáp cũng có thể dẫn đến giãn buồng tim và suy tim.

- Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Trầm cảm có thể xảy ra sớm trong suy giáp và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Suy giáp cũng có thể làm chậm hoạt động chức năng tâm thần.

-  Bệnh thần kinh ngoại biên:

Suy giáp kéo dài không được chữa trị có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh truyền thông tin từ não và tủy sống tới phần còn lại của cơ thể, ví dụ như cánh tay và chân). Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm đau, tê và ngứa ran ở vùng bị ảnh hưởng bởi các tổn thương thần kinh. Nó cũng có thể gây yếu cơ hoặc mất kiểm soát vận động cơ.

- Chứng phù niêm (suy giáp tiến triển): Căn bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm đến tính mạng này là kết quả của một tình trạng suy giáp kéo dài mà không được chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm chịu lạnh rất kém, buồn ngủ, sau đó hôn mê sâu và mất tri giác. Hôn mê do phù niêm có thể xảy ra do thuốc giảm đau, nhiễm trùng hoặc các bệnh khác trên cơ thể. Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của phù niêm, bạn cần được chữa trị khẩn cấp ngay lập tức.

- Vô sinh. Nồng độ hormone tuyến giáp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân của suy giáp - chẳng hạn như rối loạn tự miễn dịch - cũng làm giảm khả năng sinh sản. Điều trị suy giáp bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp có thể không hoàn toàn phục hồi được khả năng sinh sản mà cần đến các biện pháp can thiệp khác.

-  Dị tật bẩm sinh. Nếu mẹ có bệnh tuyến giáp mà không điều trị, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn các trẻ khác và dễ bị các vấn đề nghiêm trọng về trí não và phát triển. Trẻ sơ sinh bị suy giáp không được điều trị kịp thời có nguy cơ kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng nếu được điều trị trong vòng vài tháng đầu, cơ hội phát triển bình thường của trẻ là rất cao.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc
-2 Ngày Tết nên ăn gì để tránh đầy bụng
-3 Xoài giúp tăng cường chống ung thư ruột
-4 Những thực phẩm cung cấp canxi tự nhiên
-5 Bà bầu có được uống thuốc Dapson không?


Theo GDVN

Comments