Lạm dụng kháng sinh: Quá nguy hiểm

15:27 14/04/2015

(Giúp bạn)Việc lạm dụng kháng sinh đang đẩy nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn đến tình trạng vô phương cứu chữa vì không đáp ứng kháng sinh đặc hiệu.

Vietnamnet cho biết, các chuyên gia y tế cho biết: thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn (bacteria) và không có tác dụng với các bệnh do siêu vi (virus). Trong khi đó 80% các trường hợp viêm họng, sốt siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản do virus gây nên và kháng sinh không có ý nghĩa trong những trường hợp này.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi thường gây tác dụng phụ như phát ban, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí sốc phản vệ và tử vong. Kháng sinh giết hại những vi khuẩn tốt tự nhiên trong cơ thể - và đó là lý do người ta dễ bị nấm và tiêu chảy sau khi dùng chúng.

Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến việc vi khuẩn đề kháng kháng sinh (nhờn thuốc), những lần điều trị tiếp theo kháng sinh sẽ không còn đem lại hiệu quả phải dùng đến những loại kháng sinh nặng hơn, người bệnh có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn nặng hơn có thể gây tử vong.

-1

Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, dùng kháng sinh không đúng rất có hại

- Gây lãng phí: Các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh.

- Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán.

- Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều.

- Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận.

- Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế.

-2

Chia sẻ trên Báo Người Lao độngTS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TƯ cho biết, do tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng cao đã làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn - nhất là nhiễm trùng huyết - bị thất bại, dẫn đến tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ngày càng gia tăng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các căn bệnh nguy hiểm như lao, sốt rét, nhiễm trùng huyết, tả lỵ... đang bị kháng thuốc rất nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu của Trung tâm theo dõi phản ứng phụ của thuốc, ĐH Y Dược Hà Nội, ngoài kháng sinh thông thường, có tới 13/30 loại kháng sinh thế hệ mới đã bị kháng do việc dùng thuốc vô tội vạ. Trong số nạn nhân của tình trạng kháng kháng sinh, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, dẫn đến có thể bị suy tủy, rối loạn chuyển hóa hay chậm phát triển.

BS.TS Tạ Thị Phương Dung - Trưởng khoa Ngoại niệu (Bệnh viện Nhân dân 115) khẳng định rằng, Paracetamol chính là thủ phạm số 1 của bệnh suy thận, nhất là những ai quá lạm dụng loại thuốc này. Bên cạnh đó các loại thuốc kháng sinh khác như Streptomycin nếu uống liều cao cũng dễ bị điếc và suy thận.

Vì thuốc Paracetamol hạ sốt khá an toàn lại được bán khắp nơi không cần toa của bác sĩ nên dễ bị nhiều người lạm dụng. Một số người lại dùng Paracetamol để giã rượu mà không biết nguy hiểm của nó đối với lá gan trong cơ thể.

Báo cáo của WHO cho biết tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể khiến 70% ca nhiễm trùng sơ sinh không được điều trị bằng kháng sinh và 67% ca tử vong do vi khuẩn kháng thuốc.

Còn nghiên cứu của Cục Quản lý khám chữa bệnh về thực trạng sử dụng kháng sinh trên hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các khoa điều trị tích cực của 19 bệnh viện lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM cho thấy, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp lên tới 74% khiến việc điều trị nhiều bệnh gặp khó khăn, thậm chí thất bại.

Không chỉ làm cho bệnh tật ngày càng thêm nặng, tăng tỷ lệ tử vong, kháng kháng sinh còn làm tăng gánh nặng bệnh, cũng như tốn kém về kinh tế cho bệnh nhân và xã hội.

Thuốc tham khảo: Penicillin V Kali 400.000UI

- Trị liệu đặc hiệu các bệnh do liên cầu khuẩn A, đặc biệt viêm họng, chốc lở Impetigo.
- Dùng trong phẫu thuật, hoại thư sinh hơi.
- Điều trị dự phòng thấp khớp cấp tính, viêm màng trong tim, viêm màng não mủ, tủy sống - não.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, tai - mũi - họng, răng miệng.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Những bệnh không nên dùng kháng sinh
-4 Cách dùng kháng sinh augmentin hiệu quả
-5 Giúp bé nhanh hết ho mà không cần kháng sinh
-6 Có nên rắc bột kháng sinh vào vết thương?

Theo GDVN

Comments