Làm sao để tươi trẻ hơn với trà?
(Giúp bạn)Cách đây gần 2000 năm, trà đã được con người sử dụng như một vị thuốc giúp thể trạng và tinh thần trẻ, khoẻ hơn, giúp thư giãn và có thể phòng ngừa, chữa bệnh. Trà là thức uống phổ biến nhất trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng với những lợi ích đáng kể. Những loại trà dưới đây chứa nhiều giá trị lợi ích cho sức khỏe của bạn và cả gia đình. Hãy cùng tìm hiểu và bổ sung vào menu cho mình!
1 Trà gừng
Dùng sau bữa ăn chữa ra mồ hôi, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Ngoài ra, trà gừng thơm, dễ uống còn có tác dụng chữa viêm họng, lợi phế và giúp ngọt giọng.
2 Trà lá sen
Uống hằng ngày có tác dụng giải nhiệt, làm mát lá lách, tiêu thấp, giảm mỡ, giảm béo, chóng mặt, nhức đầu, mạch căng, hay gặp ở người bị mỡ máu cao.
3 Trà muối
Có tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè, nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc, bổ thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa những người khác, người tăng huyết áp không nên dùng.
4 Trà hoa cúc
Tùy sở thích, bạn có thể lấy lá trà xanh với hoa cúc trắng hãm nước sôi uống nguội. Trà hoa cúc có tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
5 Trà mật ong
Cho lá trà vào túi vải hãm cho ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc trà, mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Trà có tác dụng chữa viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
6 Trà vỏ chanh
Uống trà nóng với vài lát vỏ chanh có tác dụng giảm nguy cơ bị ung thư da.
7 Trà vỏ quýt
Lấy vỏ quýt đem sấy khô, khi muốn uống thì hãm cùng trà. Vỏ quýt chứa nhiều Vitamin C nên loại trà này có tác dụng chữa ho đờm, giải độc do ăn tôm cá.
8 Trà đen
Là loại trà phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% lượng trà tiêu thụ toàn cầu. Giống nhiều loại trà, nó được làm từ lá của cây Camellia sinensis, thường được cuộn lại và lên men, sau đó sấy khô và nghiền nát. Trà đen có vị hơi đắng, chứa nồng độ cao các hợp chất chống oxy hóa, giúp làm giảm mức độ cholesterol. Những người uống khoảng 3 tách trà đen mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ tới 21%.
9 Trà xanh
Trà xanh có hương vị tinh tế hơn trà đen. Các lá khô được xử lý nhiệt ngay sau khi được chọn nhưng chỉ dừng lại ở quá trình lên men. Trà xanh có đầy đủ các chất chống oxy hóa gọi là catechin, một nhóm khác được gọi là EGCG có thể ngăn chặn từ ung thư đến bệnh tim. Mỗi ngày uống một cốc trà xanh có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch 10 %.
10 Trà Ô Long
Trà Ô Long tương tự trà đen nhưng được lên men trong thời gian ngắn hơn, do đó cung cấp hương vị phong phú hơn. Nó có thể hỗ trợ tốt việc giảm cân. Trà Ô Long kích hoạt một enzyme chịu trách nhiệm hòa tan các chất béo trung tính, một loại chất béo lưu trữ trong các tế bào. Phụ nữ uống trà Ô Long có thể đốt cháy calo nhiều hơn so với những người chỉ uống nước lọc.
11 Trà trắng
Là loại trà được chọn khi chúng còn rất non. Do đó, trà trắng có hương vị nhẹ hơn rất nhiều. Loại trà này cũng chứa nhiều chất oxy hóa hơn trà túi vì lá ít chế biến. Trà trắng là một loại trà đa chức năng, nó có nhiều lợi ích cho bệnh nhân tim mạch và ung thư, tiểu đường, cải thiện khả năng dung nạp glucose và giảm cholesterol.
12 Trà hương liệu
Chứa nhiều tính năng bổ sung hương thơm như quế, vỏ cam, hoa oải hương. Trà hương liệu cũng cung cấp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Những hương vị trái cây như quả việt quất có thể chứa nhiều các chất chống oxy hóa hơn. Nên hạn chế các loại trà ngọt đóng chai bởi nó sẽ chỉ bổ sung lượng đường không cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều loại trà này thường xuyên thậm chí sẽ khiến cơ thể bị mất nước.
13 Trà thảo dược
Về mặt kỹ thuật, trà thảo dược không phải là loại trà tổng hợp bao gồm tất cả các loại trà, chúng là sự kết hợp các loại trái cây khô, hoa và thảo dược không chứa caffeine. Không nên dùng trà thảo dược để giảm cân, vì ngược lại chúng chứa các chất nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Uống ba tách trà râm bụt mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp ở những người cao huyết áp. Trà hoa cúc có thể giúp ngủ ngon, trà bạc hà giúp dạ dày ổn định…