Mộng du: Nguyên nhân, yếu tố gây bệnh

15:54 14/04/2015

(Giúp bạn)Mộng du là bệnh rất hay gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Khi trong gia đình có người bị bệnh này, cần kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.

Theo Vietnamnet, Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Một số rối loạn phổ biến liên quan đến giấc ngủ là đái dầm, nói mớ và nghiến răng.

Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi.

Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài...

Thậm chí người bệnh tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số người còn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ. Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện.

Nguyên nhân gây mộng du

Ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.

Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress... cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.

Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não...

Các yếu tố nguy cơ gây mộng du

Sức khỏe & đời sống cho biết, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm...

- Ngủ không có giờ giấc.

- Sốt, ốm đau, thiếu magiê, trào ngược thực quản.

- Sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin.

- Đi ngủ lúc bàng quang đầy nước tiểu.

- Ngủ ở môi trường lạ; hoặc nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress.

- Ở người lớn, mộng du có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, rượu, động kinh cục bộ. Ở người già, nó có thể là biểu hiện của bệnh não.

Các nhà khoa học chia giấc ngủ làm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: giai đoạn giấc ngủ nông. Các hoạt động cơ bắp dần chậm lại. Thỉnh thoảng có hiện tượng cơ bắp co giật.

Giai đoạn 2: nhịp thở và nhịp tim dần chậm lại. Nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ.

Giai đoạn 3: bắt đầu giai đoạn ngủ sâu. Não bắt đầu phát ra sóng chậm delta.

Giai đoạn 4: giai đoạn ngủ rất sâu. Nhịp thở đều; hoạt động cơ bắp rất hạn chế. Não sinh sóng delta.

Giai đoạn 5: mắt chuyển động nhanh, sóng não nhanh và các giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Các cơ được thả lỏng, nhịp tim bắt đầu chậm lại, nhịp thở nhanh và nông.

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần gọi hiện tượng mộng du là “rối loạn kích thích”, nghĩa là có một tác nhân nào đó kích thích bộ não thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ sâu, đưa người mộng du vào trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức.

Giai đoạn ngủ sâu cũng là lúc cơ thể sản xuất ra các loại hormone, trong đó có các loại hormone tăng trưởng. Rất có thể việc sản xuất các hormone này có liên quan đến việc kích thích và gây ra một số rối loạn trong giấc ngủ.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những công việc khiến làn da bạn xấu đi
-3 Cảnh báo sự thay đổi nguy hiểm của các chủng cúm
-4 Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng
-5 Cách ăn rau củ mà vẫn no lâu

Theo GDVN

Comments