Những điều cần biết về bệnh tự kỷ

15:41 14/04/2015

(Giúp bạn)Tự kỷ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Việc nhận biết triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ để phát hiện sớm và chăm sóc trẻ còn chưa được quan tâm nhiều, các bà mẹ còn thiếu nhiều kiến thức về bệnh tự kỷ.

Trên thế giới cứ 100 trẻ thì có một trẻ mắc bệnh tự kỷ

Vietnamplus đưa tin, tự kỷ là bệnh rối loạn phát triển hệ thần kinh. Những trẻ em bị tự kỷ thường chậm phát triển khả năng giao tiếp, khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ, không hiểu các ký hiệu và ít có khả năng tưởng tượng.

Bệnh thường biểu hiện trước 3 tuổi khi đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh.

-1

Trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh nhưng từ tháng 18 trở đi, cha mẹ và những người xung quanh có thể nhận thấy rõ các triệu chứng bệnh ở trẻ như trẻ tỏ ra thờ ơ, không chú ý tới các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, ánh nhìn hay nụ cười.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ vẫn phát triển thể chất bình thường nhưng trì trệ kém phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa, thể hiện ở việc trẻ không nói được, nói không thành câu và khó hòa nhập với xã hội.

Triệu chứng của bệnh tự kỷ

-Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.

-Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.

-Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.

-Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình.

-Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất, và chỉ thích chơi 1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.

-Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.

-Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.

-Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày.

-Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.

-Thường xuyên ăn vạ.

-Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.

Điều trị bệnh tự kỷ

Tùy theo sự biểu hiện của bệnh tự kỉ ở trẻ mà có cách điều trị khác nhau, hiện nay cách điều trị hữu hiệu nhất đối với các trẻ mắc bệnh tự kỉ đó là liệu pháp điều trị bệnh bằng tâm lí:

-Thiết lập và giúp trẻ hướng tới sự phát triển tâm lí và nhân cách cá nhân theo đúng như khung tâm lí của trẻ bình thường.

-Giúp trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, thiết lập mối quan hệ, tình cảm với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè …

-Dạy trẻ cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.

-Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.

-Ngoài ra: cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết để giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn tránh sự quá kích động tự làm tổn hại tới bản thân.

Hơn 100 đột biến gen liên quan tới bệnh tự kỷ

Sức khỏe và đời sống cho biết, bằng việc phân tích các mẫu ADN từ 3.871 người bị bệnh tự kỷ và 9.937 người bình thường, một nhóm các nhà khoa học đến từ Anh và Mỹ đã xác định được hơn 100 gen có khả năng gây ra căn bệnh tự kỷ. Hơn 5% số người bị bệnh xuất hiện những đột biến mất chức năng trong những gen này.

Các nhà khoa học cho biết, đa số những gen trên được cho là có liên quan đến chức năng thần kinh, vốn hình thành sự giao tiếp và truyền tải các xung thần kinh, cũng như điều chỉnh quá trình biểu thị gen.

Giáo sư David Skuse tại Bệnh viện Great Ormond Street, London (Anh) cho biết, tới nay giới khoa học vẫn chưa thể hiểu được các cơ chế dẫn đến bệnh tự kỷ và nghiên cứu này đang mang đến những chi tiết khả quan hơn để hiểu về bệnh tự kỷ.

Hội chứng rối loạn tự kỷ (ASD) ảnh hưởng đến sự giao tiếp và tương tác giữa các cá nhân với người khác. Những đột biến gen là một trong các nhân tố chủ yếu khiến một người có nguy cơ phát triển ASD. Vì vậy, việc xác định những loại gen trên có thể giúp chúng ta hiểu hơn về căn bệnh này.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Chăm sóc trẻ sốt tại nhà đúng cách
-3 Trẻ dùng dầu gió có an toàn không?
-4 Làm sao trị dứt điểm đái dầm ở trẻ?
-5 Bệnh viêm mũi dị ứng

Theo GDVN

Comments