Những điều cần chú ý khi cho trẻ uống siro

15:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi cho con uống siro, các mẹ cần chú ý những nhược điểm của dạng thuốc này để cho trẻ dùng siro đúng cách.

Trang Wikipedia cho biết, Siro là dạng thuốc lỏng, sánh và có chứa tỷ lệ đường cao (64%); do đó dạng thuốc này thường có vị ngọt dễ uống.

- Ưu điểm: Dạng thuốc này giúp che giấu được mùi vị khó chịu của thuốc nên tiện dùng cho trẻ em. Tỷ lệ đường cao nên thuốc có thể bảo quản được lâu và cũng có giá trị dinh dưỡng.

- Nhược điểm: Hấp thu chậm do độ nhớt cao, do đó cần pha loãng hay uống kèm với nước nếu muốn tăng tốc độ hấp thụ.

- Liều dùng: Dạng thuốc này được phân liều theo muỗng cà phê hay muỗng canh.

-1

Lưu ý khi cho trẻ uống siro

Theo Sức khỏe và Đời sống, khi cho trẻ dùng thuốc cần lưu ý những điều sau:

- Thuốc có hàm lượng đường cao, không cho trẻ uống thuốc sát ngay trước bữa ăn, vì chất đường trong thuốc có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, đường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu trẻ tăng lên gây “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn.

- Không uống thuốc trước khi đi ngủ, vì đường bám vào răng dễ lên men chua làm hỏng men răng gây sâu răng, sún răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối sau đó cần cho trẻ uống nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì tốt.

- Với các loại thuốc bổ máu có chất sắt (Fer.C.B12; Fe-in-sol; Tot-hema; sắt peptonat hòa tan…) khi uống không cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng vì dễ làm cho răng có màu nâu xỉn.

- Không cho uống thuốc cùng với sữa bò hoặc uống vào sát thời điểm bú mẹ để tránh tạo thành chất sắt không hòa tan, cản trở sự hấp thu sắt.

-2

- Điểm nữa là uống thuốc này phân trẻ sẽ có màu đen, nhưng điều đó không đáng lo. Khi ngừng thuốc phân trẻ sẽ trở lại màu sắc bình thường.

- Khi cho trẻ uống cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

- Thuốc có vị ngọt lại có mùi thơm hấp dẫn, nên trẻ rất thích uống. Bởi vậy, cần để thuốc ở nơi cao trẻ không lấy được, nếu không trẻ sẽ lấy thuốc tự uống dễ gây ra ngộ độc thuốc.

Vnexpress đưa tin, mẹ đựng dầu tràm trong chai siro ho. Ở nhà, thấy cháu ho nhiều, ông nội lấy lọ siro cho cháu uống khiến bé trai ở phường Phú Hải, Đồng Hới, ngộ độc nặng.

Tối 19/11, cháu bé được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) trong tình trạng lơ mơ, nôn, bụng chướng, da và niêm nhạt màu, hơi thở đầy mùi dầu tràm. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu và điều trị tích cực.

Mẹ cháu cho biết chị đi làm về bồng con cho bú thì thấy sặc mùi dầu tràm, cháu bú vào rồi nôn ra hết, sau đó lịm dần và lơ mơ. Chị hỏi ông nội thì ông bảo có cho cháu uống thuốc ho. Chị hốt hoảng xem lại hóa ra chị đã bỏ dầu tràm vào chai thuốc ho nhưng không để nhãn khiến ông không biết, tưởng nhầm là chai thuốc ho.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện trẻ ngộ độc người nhà cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Việc đầu tiên, bất kể là đã uống nhầm loại gì thì cũng phải nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng, sau đó cho uống nhiều nước ấm, rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày và giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của hóa chất. Sau đó đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Từ vụ việc này, bác sĩ cũng lưu ý người dân cần bỏ thói quen để những hóa chất, dung dịch nguy hiểm như dầu hỏa, cồn, axit, thuốc trừ sâu… vào những chai lọ vốn để dành đựng nước uống hay đựng thuốc, tránh tình trạng xảy ra nhầm lẫn. Các dung dịch này cũng phải để xa tầm với của trẻ, cất kỹ để phòng những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Thuốc tham khảo: Prospan 100ml; 70ml

Chữa viêm đường hô hấp cấp tính có kèm ho, sử dụng để điều trị triệu chứng viêm phế quản mãn tính.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Đau và cách lựa chọn thuốc điều trị
-4 Cho trẻ dùng thuốc đúng cách
-5 Chữa mất tiếng bằng bài thuốc dân gian và món ăn
-6 Bà bầu có được uống thuốc cefalexin không?

Theo GDVN

Comments