Những thực phẩm bà bầu không nên ăn
(Giúp bạn)Có nhiều loại thực phẩm bà bầu không nên ăn vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Theo Vnexpress, các nhà nghiên cứu khẳng định những đồ ăn, thức uống mà người mẹ dùng trong quá trình mang thai có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của đứa con. Vì thế thai phụ được khuyên tránh dùng các loại đồ ăn, thức uống sau:
1. Khoai tây chiên
Khoai tây giàu tinh bột nên khi chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại. Khi thai phụ hấp thu lượng lớn acrylamide có thể khiến đứa con sinh ra nhẹ cân hơn trung bình. Ngoài ra đầu của các trẻ này có chu vi nhỏ hơn, khiến não chậm phát triển.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn
Trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và thai nhi. Thay vì ăn khoai tây chiên, các bà bầu được khuyên nên đổi khẩu vị bằng các món khoai tây hầm hoặc xào với thịt bò, thịt lợn. Còn những chị em nghiện khoai tây chiên thì hãy ăn hạn chế sao cho không ảnh hưởng tới thai nhi.
2. Khổ qua (mướp đắng)
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định tác hại của khổ qua, song một thí nghiệm cho thấy ăn nhiều khổ qua có thể gây quái thai ở loài chuột.
Ngoài ra chất vicine trong hạt khổ qua có thể gây ngộ độc. Vị đắng trong loại quả này cũng khiến dạ dày và tử cung co bóp nhiều hơn, làm tăng nguy cơ sảy thai và đẻ non. Vì thế thai phụ được khuyên không nên ăn khổ qua, ngay cả sau khi sinh con, vì một số chất không tốt có thể ngấm vào sữa mẹ.
3. Trà đặc
Các bác sĩ cấm tuyệt đối phụ nữ mang thai uống trà đặc. Lý do là trong thành phần trà chứa rất nhiều chất fluoride có thể gây thiếu hụt máu, thiếu sắt và cản trở quy trình cung cấp dinh dưỡng cho bào thai.
Đồng thời, caffeine có trong trà có thể làm tăng nhịp tim của thai phụ, gây áp lực lên tim và thận, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.
4. Rượu
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những bà mẹ uống rượu dù chỉ một lượng nhỏ trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến IQ của thai nhi. Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các nhà khoa học trường Đại học Bristol và Oxford (nước Anh), công bố trên tạp chí khoa học Plos One.
5. Gan động vật
Bà bầu cũng được khuyến cáo không nên ăn gan động vật vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố, nhất là khi động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone.
6. Thịt cua
Cua được đánh giá là tốt cho quá trình tuần hoàn máu và loại bỏ các chất ứ đọng trong cơ thể. Tuy nhiên, sự tác động này có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi khi người mẹ ăn vào. Vì thế phụ nữ mang thai được khuyên tránh ăn thịt cua để tránh nguy cơ sẩy thai.
7. Thịt tái hoặc nấu chưa chín
Ký sinh trùng toxoplasmosis có khả năng vẫn còn sống trong thịt tái hoặc nấu chưa chín. Chúng có thể gây các biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu khi xâm nhập vào cơ thể thai phụ. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, thức ăn cho phụ nữ mang thai cần phải được nấu đủ chín ở nhiệt độ cao để diệt được ký sinh trùng ẩn náu nếu có.
8. Cà phê
Theo Khám phá cà phê rất giàu caffeine. Cung cấp quá nhiều caffeine cho cơ thể có thể dẫn đến kích thích hệ thần kinh trung ương. Theo nghiên cứu, mỗi 300 gram cà phê có chứa từ 50 đến 80 mg caffeine.
Nếu phụ nữ trong giai đoạn mang thai, thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Để bảo vệ bào thai, phụ nữ mang thai nên tránh uống cà phê.
9. Xúc xích, thịt nguội, sữa không tiệt trùng
Thực tế, những thực phẩm này dễ bị vi khuẩn Listeria monocytogenes – một vi khuẩn gây bệnh nhiễm listeriosis có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bên cạnh đó xúc xích và thịt nguội bao gồm gà tây, lụa, xúc xích, hải sản đông lạnh hun khói (như cá hồi, cá thịt trắng, cá tuyết, cá ngừ, cá thu) phải đảm bảo an toàn khi nó được nấu chín.
Ngoài ra, các bà bầu cũng tránh sữa và các sản phẩm làm từ sữa chưa được tiệt trùng nhé vì nó cũng dễ bị nhiễm khuẩn Listeria ký sinh trong đó, có thể gây hại cho cơ thể.
Tham khảo thuốc: Prenatal Fort - Bổ sung dinh dưỡng tổng hợp cho cả sức khỏe tinh thần và thể lực để giảm các trạng thái khó chịu trong giai đoạn ốm nghén. - Giúp đáp ứng nhu cầu cơ thể người mẹ tăng lên trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Đặc biệt đối với phụ nữ mang đa thai hoặc khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần nhau. - Cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, của trẻ đang bú sữa mẹ. |
Tr.Tuyển
Theo GDVN