Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

15:27 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi bị viêm da tiếp xúc, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các chất nghi ngờ gây viêm da, sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc uống thêm kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, viêm da tiếp xúc là một loại viêm da (viêm da). Nó là kết quả từ việc tiếp xúc với chất gây dị ứng (viêm da tiếp xúc dị ứng) hoặc các chất kích thích (viêm da tiếp xúc kích ứng). Viêm da phototoxic xảy ra khi các chất gây dị ứng hoặc kích ứng được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời.

Viêm da tiếp xúc là một phát ban khu trú hoặc kích ứng da do tiếp xúc với một chất lạ. Chỉ có khu vực bề mặt của da bị ảnh hưởng trong viêm da tiếp xúc. Tổn thương viêm ở các lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) và lớp hạ bì (các lớp bên dưới lớp biểu bì), kết quả viêm da là sẩn , xung huyết, dát, và phát ban ngứa.

Thời gian chữa có thể mất từ vài ngày đến vài tuần. Điều này khác biệt với bệnh mề đay (phát ban), trong đó phát ban xuất hiện trong vòng vài phút tiếp xúc và sau đó mất dần đi trong vòng vài phút đến vài giờ. Viêm da tiếp xúc mất dần chỉ khi da không còn tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Viêm da tiếp xúc mãn tính vẫn có thể phát triển khi việc loại bỏ các tác nhân kích thích không còn tồn tại trên da.

-1

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, bệnh hay gặp ở những người làm công việc nội trợ phải tiếp xúc kéo dài với các chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước tẩy trắng men, kính... Sau một thời gian tiếp xúc với các chất nêu trên da bàn tay sẽ bị đỏ lên, hơi sưng nề.

Vài ngày sau sưng nề xẹp xuống và da trở nên khô rồi bong tróc nhẹ các vảy phấn, vảy cám. Nếu cứ tiếp tục tiếp xúc với các chất tẩy rửa thì da sẽ bị bong nhiều hơn và càng ngày càng trở nên khô ráp. Nặng hơn thì tạo thành các vết nứt gây đau đớn. Nếu nứt sâu còn có thể gây chảy máu.

Thường thì bệnh nhân không ngứa chỉ có cảm giác rát, căng, khó chịu. Những bệnh nhân có cơ địa dị ứng thì bệnh nặng hơn. Khi bạn bóc các vảy đi hoặc gãi, chà xát thì có nguy cơ nhiễm trùng hoặc bị chàm hoá. Khi đó sẽ xuất  hiện thêm các mụn nước, mụn mủ.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng thuốc

Về chăm sóc da: Kiêng ngâm nước, gãi, chà xát. hạn chế rửa tay. Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, phải đi găng tay nilon trước rồi đi găng tay cao su chồng ra ngoài khi giặt giũ hoặc rửa bát. Nếu bệnh nặng thì kể cả khi gội đầu hoặc tắm cũng phải đi găng tay.

Về điều trị: Tại chỗ: bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid như: eumovate, fusidicort, lacticareHC, gentrison...Bôi ngày hai lần trong 1-2 tuần.  Quan trọng là phải bôi một trong các chế phẩm làm mềm da, dịu da như cream vitamin E, lactcare, physiogel... Ngày bôi được nhiều lần, bôi chồng lên nhau, bôi kéo dài.

Toàn thân: Nếu có nhiễm trùng thì phải uống một đợt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, chlopheniramin, phenergan...trong 5-10 ngày.
Đa số các trường hợp tránh tiếp xúc lại với các chất tẩy rửa và điều trị như trên thì bệnh sẽ hết.

-2

Nhưng đối với các trường hợp có cơ địa dị ứng thì bệnh hay bị kéo dài dai dẳng và có thể làm bùng phát bệnh viêm da cơ địa. Nếu có yếu tố cơ địa dị ứng thì phải lưu ý tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa để không bị viêm da kích ứng.

Thuốc tham khảo: Gentrisone 10g

Chỉ định: Viêm da & dị ứng da: chàm cấp tính & mạn tính, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da tăng tiết bã nhờn, liken phẳng mạn tính, viêm da bong vẩy, mề đay dạng dát sần, vẩy nến, ngứa hậu môn, âm hộ.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Bệnh viêm da cơ địa
-4 Thuốc điều trị bệnh viêm nướu răng
-5 Thực phẩm gây viêm nướu và mẹo tránh viêm nướu
-6 Bị viêm nhiễm vùng kín nên ăn, nên tránh thực phẩm nào?

Theo GDVN

Comments