Tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề
(Giúp bạn)
Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.
Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho. Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng.
Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.
Trong y học cổ truyền, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam... Liều dùng mỗi ngày là 10-20 g toàn cây hoặc 6-12 g hạt, sắc nước uống. Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này. Đối với người cao tuổi hay đi tiểu đêm, tránh dùng mã đề vào buổi chiều tối.
Sau đây là một số bài thuốc cụ thể:
- Lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 2 g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa tiểu ra máu: Lá mã đề, ích mẫu, mỗi vị 12 g; giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
- Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16 g, thạch cao 20 g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12 g; mộc thông 8 g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm cầu thận mạn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa sỏi niệu: Hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang.
- Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8 g, cát căn, rau má, đẳng sâm, cam thảo dây mỗi vị 12 g, cúc hoa 8 g. Sắc uống ngày một thang.
Mã đề là cây thân thảo, sống hàng năm, cao độ 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5-12cm, rộng 3,5 -8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.
1. Mô tả
Mã đề là cây thân thảo, sống hàng năm, cao độ 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5-12cm, rộng 3,5 -8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.
Mép lá uốn lượn, nguyên hoặc hơi có răng cưa, không đều. Hoa nhỏ, lưỡng tính, mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa có bốn đài, xếp chéo, hơi đính vào nhau ở phía gốc. Tràng hoa mỏng, khô xác, có bốn thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với lá đài, hoa có bốn nhị, chỉ nhị mảnh.
Bầu hình cầu, có 2 ô. Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5- 4mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài. Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, chỉ dài độ 1mm, màu nâu hoặc tím đen, bóng. Trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng. Thành phần hoá học cây có chứa một glucosid. Lá có chất nhầy, chất đắng, caroten, sinh tố C, K, T, acid citric.
2. Thành phần hóa học:
Lá Mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenoic và este phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Lá còn chứa chất nhày với hàm lượng 20%. Hạt chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronoic, dầu béo trong đó có acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic. Ngoài ra Mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin ( 5,7,4’-trihydroxy-6-methoxyflavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin(=7- O-b-D-glucopyransoyl-5,6,3’,4’-trihydroxyflavon). Bên cạnh đó Mã đề còn chứa nhiều chất khác như aicd cimaric, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten, vitamin K, vitamin C.
3. Tác dụng dược lý - Công dụng:
Thường dùng chữa: sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu. Viêm kết mạc, viêm gan.
Mã đề dùng để chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi. Lá Mã đề tươi đắp làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Ở Trung Quốc, hạt Mã đề sắc uống chữa bệnh đái tháo đường, ho, vô sinh. Ở Ấn Độ, cây Mã đề dùng cầm máu và trị vết thương, bỏng và viêm các mô. Lá dùng làm mát, lợi tiểu, làm săn và hàn vết thương, nước hãm lá trị tiêu chảy và trĩ. Rễ Mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt và ho. Hạt làm dịu viêm, lợi tiểu, bổ, trị lỵ và tiêu chảy. Trong y học cổ truyền Nhật bản, nước sắc của Mã đề trị ho hen, bệnh tiết niệu tiêu thũng, tiêu viêm. Ở Thái Lan, toàn cây hoặc lá dùng lợi tiểu, sốt, hạt nhuận tràng chống viêm và đầy hơi. Ở Triều tiên dùng Mã đề trị bệnh về gan. Ở Haiti nhân dân dùng Mã đề chữa choáng thần kinh và đau mắt.
4. Công dụng:
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
5. Bài thuốc:
- Bài thuốc lợi tiểu: hạt Mã đề 10 g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20 g, Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ Tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
- Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.
6. Kiêng kỵ:
- Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
- Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Mã đề có tên khoa học là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae hay nhiều người gọi mã đề là Mã đề thảo, Xa tiền, Mã đề á.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Mã đề: Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.
Cách trồng Mã đề: Trồng Mã đề bằng hạt chọn ở những cây khỏe; hạt nhẵn, đen. Thường trồng vào mùa xuân và mùa thu, tốt nhất vào mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải. Đất tốt cây rất to.
Bộ phận dùng, chế biến của Mã đề:
+ Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
+ Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
+ Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Công dụng, chủ trị Mã đề: Tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt ở gan, phổi. Được dùng làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm amidal, viêm bàng quang, đau mắt đỏ.
Liều dùng Mã đề: Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc. Hạt Mã đề gói trong bọc vải sắc cùng các vị thuốc khác.
Chú ý: Không phải bệnh về nhiệt không dùng.
Đơn thuốc có Mã đề:
+ Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 5g, Cát cánh 12g, đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
+ Thông lợi tiểu: Hạt Mã đề 10g, Cam thảo 5g, nước 600ml, sắc trong 30 phút, dùng nước sắc uống thay nước trong ngày.
Chữa viêm cầu thận mạn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sỏi niệu: Hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu về phương pháp chữa thoái hóa hiệu quả từ thuốc nam lành tính.
Tên khác: Xa tiền, Bông mã đề, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái).
Tên khoa học: Plantago major L., họ Mã đề (Plantaginaceae).
Mô tả: Cây thuộc thảo, sống dai, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. phiến lá nguyên hình trứng dài 12 cm rộng 8cm, có 5-7 gân chính hình cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn phiến lá. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều luỡng tính, 4 lá đài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Bốn nhị thò ra ngoài, chỉ nhị mảnh dài gấp tràng 2 lần. Bầu trên, 2 ô. Quả hộp, có 8-13 hạt.
Bộ phận dùng: - Toàn cây (Xa tiền thảo); Lá (Xa tiền - Folium Plantaginis); Hạt (Xa tiền tử - Semen Plantaginis).
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Thu hái: Nếu lấy lá thì thu hoạch từ tháng 5-7, nếu lấy hạt thì từ tháng 6-8, cắt những bông thật già phơi khô, vò sát trên sàng rồi sẩy sạch, sau đó tiếp tục phơi khô cho đến khi độ ẩm còn 10%.
Thành phần hoá học:
+ Thành phần hóa học chính của toàn cây là chất nhầy, hàm lượng trong lá có thể đến 20%, trong hạt có thể đến 40%. Dược diển Việt Nam quy định hạt mã đề phải có chỉ số nở ít nhất là 5 .
+ Các nhà nghiên cứu Nhật đã chiết xuất chất nhầy hạt P.major L. dưới dạng tinh khiết với tên “Plantasan” với hiệu suất 6,8%. Thành phần cấu tạo của Platasan gồm có D-xylose, L-arabinose, acid D-galacturonic, L-rhamnose và D-galactose theo tỉ lệ tương ứng là 15:3:4:2:0,4. Planteose là một oligosaccharid hàm lượng 1%, thủy phân bằng acid thì cho 1 galactose, 1 glucose và 1 fructose. Ngoài chất nhầy, 2 thành phần khác đáng chú ý trong cây là iridoid glycosid và flavonoid.
+ Hai chất iridoid đã được xác định là aucubosid và catalpol.
+ Nhiều hợp chất flavonoid đã đuodc phân lập: apigenin, quercetin, scutellarein, baicalein, hispidulin (-5, 7, 4’ trihydroxy 6-methoxy flavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucuronid, homoplantaginin(=7-O-β-D-glucopyranosyl-5, 4’ dihydroxy-6-methoxy flavon), nepitrin (=7-O-β-D-glucopyranosyl -5, 3’, 4’ trihydroxy-6-methoxyflavon), 7-O-α-L-rhamnopyranosyl 5, 6, 4’ trihydroxy-6-methoxyflavon; 7-O-β-D-glucopyranosyl 5, 6, 3’, 4’ tetrahydroxyflavon (để hiểu rõ công thức flavonoid, sinh viên cần xem thêm chương flavonoid ở phần sau).
+ Trong mã đề còn nhiều thành phần khác đã được khảo sát: các acid hữu cơ như acid cinnamic, p-coumaric, ferulic, cafeic, chlorogenic, neochlorogenic..., carotenoid, vit.K, vit. C, một ít tanin, saponin, vết alcaloid (plantagonin, indicain), một lacton (liliolid), coumarin (esculetin)...
Công năng:
+ Lá: Thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm.
+ Hạt: Lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Công dụng:
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Bài thuốc:
1. Bài thuốc lợi tiểu: hạt Mã Đề 10g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20 g, Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ Tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
4. Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
5. Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20 g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.
Kiêng kỵ:
Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Một số bài thuốc lợi niệu tiêu phù có hạt mã đề:
Bài 1: Chữa chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó, đái buốt, đái rắt, nước tiểu ít, màu đỏ hoặc đục, dùng xa tiền tử độc vị tán bột ngày uống 8 - 10g chia 2 lần.
Trường hợp nặng hơn phải thanh nhiệt lợi thấp dùng hoàng bá 12g, hoàng liên 8g, bồ công anh 12g, tỳ giải 12g, mộc thông 10g, xa tiền tử 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Trường hợp thấp nhiệt nặng thậm chí không đái được, bụng đầy trướng, miệng khô, họng ráo, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác.
Dùng bài Bát chính tán gồm xa tiền tử, cù mạch, hoạt thạch, chi tử, mộc thông, biển súc, cam thảo, đại hoàng lượng bằng nhau, tán thành bột kép, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g chiêu với nước đăng tâm thảo.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Nếu thấp nhiệt thịnh, ứ nghẽn nhiều phải thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, trừ thấp dùng đại hoàng 6g, bạch truật 6g, mẫu lệ 10g, xa tiền tử 16g, hồng hoa 6g, khiếm thực 10g, ngư tinh thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Trường hợp tiểu tiện khó khăn, mặt phù, chân thũng, bụng trướng, kém ăn tiểu tiện vàng, rêu lưỡi nhớt, là khí hóa mất chức năng, dương uất, thủy ứ phải hóa khí kiện tỳ, lợi thấp dùng xa tiền tử 12g, phục linh 12g, trư linh 12g, trạch tả 12g, bạch truật 12g, bạch mao căn 12g, trần bì 12g, trần bì 12g, quế chi 6g, tỳ giải 15g.
Bài 5: Nếu tiểu tiện khó khăn do tiền liệt tuyến phì đại, cuối bãi nhỏ giọt không hết, thiên về ứ kết phải hành khí, phá ứ, điều dương, thông lợi dùng xa tiền tử 24g, tạo giác thích 15g, dâm dương hoắc 15g, xuyên sơn giáp 15g, chỉ thực 15g, tiên mao 15g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
Bài 6: Chữa chứng phù thũng, tiểu tiện không lợi dùng hạt mã đề 15g, phục linh bì 9g, trạch tả 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 7: Trường hợp phù thũng toàn thân tiểu tiện không lợi do phong hàn nhiệt thấp độc bị ứ dẫn đến công năng của 3 tạng tỳ, phế, thận mất điều hòa lại kiêm khái thấu, thở gấp phải tán hàn, tuyên phế, lợi thủy, tiêu thũng dùng xa tiền tử 12g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, trần bì 9g, trư linh 9g, bán hạ 6g, hạnh nhân 9g, phục linh 9g, phòng phong 9g, đan bì 9g.
Bài 8: Nếu phù thũng tiểu tiện ít, vàng, sẻn, khó khăn dùng xa tiền tử 12g, mộc thông 5g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 12g, đại phúc bì 9g, trần bì 9g, phòng phong 9g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, phòng kỷ 9g, trích tang bạch bì 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 9: Trường hợp phù thũng lúc phát lúc không, xu hướng không nặng, lưng gối yếu ớt, miệng khô, họng ráo, sốt nhẹ, mỏi mệt kèm theo tâm phiền, tai ù, chóng mặt, lưỡi đỏ, mồ hôi trộm phải tư can dưỡng thận, đạm thấm lợi thủy dùng xa tiền tử 25g, trạch tả 20g, bạch phục linh 25g, địa phu tử 25g, mẫu đơn bì 20g, sơn thù du 15g, tang thầm 25g, câu kỷ tử 20g, nữ trinh tử 20g, hoài sơn 20g, can địa hoàng 25g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, nhân trần 40 g, chi tử 20g, lá mơ 20 g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 m
(st)