Tác dụng chữa bệnh của quả dừa

10:03 10/03/2014

(Giúp bạn)

Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)...


Dừa là loại cây ăn quả được trồng rất nhiều từ Nam Trung bộ trở vào miền cực Nam nước ta. Quả dừa có nhiều tác dụng trong cuộc sống. Nó còn là loại quả dùng làm thuốc chữa bệnh rất có giá trị.

Nhiều công dụng

Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)...

Hàm lượng potassium và magnesium trong nước dừa rất phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, có thể sử dụng làm nước uống bổ dưỡng rất ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải (electrolysis). Trong kháng chiến, có lúc các bác sĩ của ta đã dùng nước dừa thay cho dịch truyền để cứu thương binh.

Các sách đông y có ghi: Dừa “chủ yếu là tiêu khát, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt” (phong nhiệt là phong tà kết hợp với nhiệt tà gây nên bệnh, thường xuất hiện các triệu chứng như phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, họng rát đau, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mỏng, hơi vàng, mạch phù sác).

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-1

Còn sách Trung Quốc dược thực đồ giám có ghi: “Dừa có tác dụng “tư bổ, thanh thử, giải khát” và tiêu cam (bệnh trẻ con bụng ỏng da vàng), tẩy giun sán, kết hợp với mật để chữa chứng gầy yếu xanh xao ở trẻ nhỏ”. Theo nghiên cứu của đông y, dừa vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Trái dừa có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch, bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da...

Ăn cùi dừa, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng, người đẹp thêm ra. Có thể nói, quả dừa từ ruột đến vỏ đều là những vị thuốc Đông y quý giá.

Cách sử dụng

1. Nước dừa uống mỗi ngày 3 lần; thích dụng với người bị chứng viêm nhiệt, háo khát, tổn thương tân dịch (các chất dịch dinh dưỡng trong cơ thể), mồ hôi ra nhiều, bị phù thũng, nước tiểu ít và đỏ.

2. Nước dừa 1 ly, cho thêm ít đường, mấy hạt muối ăn, khuấy đều rồi uống, có tác dụng ích khí sinh tân; thích dụng với những người vừa bị xuất huyết nhiều hoặc miệng nôn trôn tháo, suy yếu, ẻo lả, mệt mỏi rã rời.

3. Dừa 1 quả, vừa uống nước, vừa ăn cùi. Mỗi ngày ăn, uống vào lúc sáng sớm khi bụng còn đói, sau ba giờ lại ăn tiếp, sẽ có tác dụng sát trùng đường ruột; thích dụng với những người bị bệnh sán lát gừng, sán dây.

4. Cùi dừa nửa đến 1 quả, hàng ngày ăn vào buổi sáng và tối, có tác dụng nhuận tràng; thích dụng với những người bị bệnh táo bón, bí đại tiện.

5. Cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ, cho vào nấu cháo với ít gạo nếp, ngày ăn 2 lần, có tác dụng kiện tỳ khai vị; thích dụng với những người bị ốm lâu ngày mới khỏi, cơ thể còn suy nhược, ăn uống kém.

6. Dầu dừa (là loại dầu được ép từ cùi dừa): dùng bôi ngoài da, có thể chữa trị được các bệnh ghẻ lở, bệnh nấm, bệnh nẻ...

7. 30g vỏ quả dừa, sắc lấy nước uống, ngày 2 lần, có tác dụng hoạt huyết hết đau; thích dụng với những người bị trúng phong, bị đau tim, đau khớp.

8. Vỏ quả dừa đem đập dập vỏ, sắc lấy nước dùng để rửa ngoài vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp sát trùng; thích dụng với người bị bệnh mẩn ngứa, nấm ngoài da.


Công dụng chữa bệnh của quả dừa


Trong những ngày hè, dừa là một loại nước uống không thể thiếu. Ngoài công dụng làm thực phẩm ngon và mát, nó còn là loại dược phẩm chữa bệnh rất hiệu quả.

Dưỡng tóc: Dầu dừa là một những dưỡng chất tự nhiên rất tuyệt vời, không chỉ giúp tóc phát triển mà còn làm cho tóc óng mượt. Nếu massage đầu thường xuyên bằng dầu dừa sẽ làm cho da đầu sạch, tăng ẩm và trị gàu.

Với lợi ích này mà từ lâu dầu dừa đã được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến tóc như tóc khô cháy, gãy, đặc biệt là dùng tinh dầu dừa để sản xuất các loại mỹ phẩm chăm sóc tóc và dưỡng da.

Giảm stress: Sau khi massage dùng dầu dừa để gội tóc sẽ tạo ra cảm giác khoan khoái, dễ chịu và giảm mệt mỏi, căng thẳng về thần kinh.

Dưỡng da: Dùng dầu dừa để massage sẽ làm tăng độ ẩm cho da. Lợi ích của dầu dừa không khác gì các loại dầu khoáng. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc từ dầu dừa như CoconutsFurther sẽ không để lại các phản ứng phụ như dùng các sản phẩm có gốc hoá chất, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp như kem, dầu gội, xà phòng, kem…còn có tác dụng hạn chế các loại bệnh liên quan đến da như bệnh vẩy nến, viêm da, eczema..

Ngăn ngừa lão hoá da: Dầu dừa giúp ngăn ngừa hiện tượng lão hoá da, các loại bệnh gây xuống cấp da nhờ thành phần chống ôxy hoá có trong quả dừa.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-2
  Quả dừa rất mát và có tác dụng tốt với sức khỏe

Hạn chế bệnh tim mạch: Có những ngộ nhận cho rằng dầu dừa không tốt cho bệnh tim do có hàm lượng mỡ bão hoà cao.

Thực tế, dầu dừa lại có lợi cho tim vì có chứa tới 50% axít lauric, còn mỡ bão hoà có trong dừa không hề làm tăng cholesterol xấu (LDL) so với các loại dầu thực vật khác, trong khi đó nó lại có những thành phần bảo vệ hệ thống mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Giảm cân: Dầu dừa rất hữu ích trong việc giảm cân vì nó có chứa axít béo chuỗi ngắn và trung bình có tác dụng giảm trọng lượng dư thừa của cơ thể.

Ngoài ra dầu dừa còn giúp tuyến giáp và các enzym làm việc tốt hơn, làm tăng quá trình chuyển hoá của cơ thể, giảm áp lực cho tuyến tuỵ, giúp tiêu hoá calo và mỡ nhanh hơn. Bằng chứng những người dùng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn uống hàng ngày nên ít bị béo phì hay thừa cân.

Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy dầu dừa còn có tác dụng hữu ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm tuỵ.

Tăng cường tiêu hoá: Cùi dừa và các sản phẩm từ dừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá, giảm rủi ro mắc bệnh kích thích ruột. Các chất béo bão hoà có trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, nấm và ký sinh trùng, chưa hết dầu dừa còn có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất và axit amino.

Tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch: Một trong những thế mạnh của dầu dừa tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch là do có chứa các lipit kháng khuẩn, axít lauric. Khi tiêu thụ, cơ thể con người sẽ chuyển hoá axít lauric thành monolaurin để tiêu diệt nấm và khuẩn, hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh do virút, vi khuẩn gây ra, thậm chí còn kháng cả virút HIV.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-3
    Dừa là loại nước uống không thể thiếu trong ngày hè

Giúp vết thương nhanh lành và chống nhiễm trùng: Dầu dừa có tác dụng làm nhanh lành vết thương do chấn thương, va đập, bầm tím thông qua cơ chế đẩy nhanh tốc độ sửa chữa các mô bị chấn thương.

Theo nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Dừa của Mỹ thực hiện công bố gần đây thì dầu dừa có tác dụng rất tích cực trong việc giảm viêm nhiễm, đặc biệt là tiêu diệt các loại virút gây bệnh cảm cúm, viêm gan, herpes, SARS, vi khuẩn gây loét, nhiễm trùng, viêm phổi, bệnh viêm đường nước tiểu, bệnh nấm , phát ban vv

Tốt cho gan: Sự có mặt của các chất béo, triglycerides chuỗi trung bình có trong dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa các loại bệnh gan, giúp gan lọc độc tố nhanh hơn và hạn chế tích mỡ trong cơ thể.

Tốt cho thận: Dầu dừa giúp ngăn ngừa bệnh thận, đặc biệt là khả năng hoà tan sỏi thận .

Tiểu đường: Dầu dừa giúp cơ thể ổn định đường huyết, cải thiện quá trình bài tiết insulin và sử dụng đường trong máu tốt hơn.

Tốt cho xương: Như đã đề cập ở trên, dầu dừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất hiệu quả hơn, trong đó có các khoáng chất quan trọng như canxi, magiê nên rất tốt cho xương và cho răng, đặc biệt là cho phụ nữ.


Thay vì bỏ tiền mua đồ ăn vặt không lành mạnh, bạn hãy dành tiền này mua một quả dừa tươi để lấy nước uống ít nhất 3 lần/tuần nhé vì chúng rất có lợi cho sức khỏe tụi mình đấy!

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-4

Làm đẹp da

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.

Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

Tăng cường năng lượng

Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống năng lượng tuyệt vời.

Trong đó, nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu.

Sức khỏe tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

Giảm nguy cơ mất nước

Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

Chưa kể các huyết tương tìm thấy trong nước dừa tương tự như máu của con người. Vì vậy, uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, bye bye nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).

Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.

Giảm cân

Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những nhân đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.

Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

Liều thuốc kháng vi khuẩn, chống viêm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Những đặc điểm này khiến nước dừa có thể trợ giúp điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Chúng là thức uống giàu dinh dưỡng đã được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng cũng giúp nâng cao mức năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.

Ngoài ra, nước dừa cũng khá hiệu quả để điều trị các bệnh tật cho chúng mình bao gồm cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn.

Những tác dụng phụ của nước dừa?

Nước dừa tươi là một trong những thức uống tự nhiên vô trùng nhất trên trái đất. Nó không có tác dụng phụ nào, trừ một số nhân dễ có phản ứng dị ứng. Nó được coi là thứ nước an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-5

Mua và uống nước dừa như thế nào?

Nước dừa có sẵn trong lon hoặc chai ở nhiều cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên bạn nên tìm mua dừa tươi nhé.

Khi mua dừa tươi, bạn hãy chọn những quả dừa có vỏ màu xanh lá cây, hoặc những trái dừa có một số đốm nâu sáng vì đây là những quả có chứa nhiều nước.

Khi sử dụng dừa tươi, bạn nên cố gắng uống nước càng sớm càng tốt vì các chất dinh dưỡng này có trong trái dừa tươi có thể bắt đầu tiêu tan ngay sau khi được tiếp xúc với không khí.

Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng hết, thì cũng có thể cho vào chai thủy tinh và để nó trong tủ lạnh từ 10 đến 12 giờ.

Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magie trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền.

Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.

Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng Vitamin C đủ cho yêu cầu 1 ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất. Nước dừa từng được dùng làm dịch truyền trong chiến tranh thế giới thứ 2 và cả chiến tranh Việt Nam.

Các nhà khoa học Peru dùng dừa chống sốt rét: Khoét vỏ, đưa thân cây bông vải có tẩm 1 loại vi khuẩn thích ăn ấu trùng của muỗi anophèle vào, đậy kín lại rồi thả vào nước muối 2-3 ngày để vi khuẩn ăn chất dinh dưỡng của dừa mà sinh sôi nảy nở. Đổ nước những quả dừa đó xuống ao hồ, đầm lầy, vi khuẩn sẽ diệt ấu trùng muỗi truyền sốt rét bằng cách ăn no chúng.

Ở Phillipines, dừa được xem là món ăn trường xuân (có tên gọi Nata). Nata dừa gồm có nước dừa, đường, giấm và “nước cái” (chứa vi khuẩn giúp lên men). Cựu tổng thống Phillipines Fidel Romos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này mà ông trẻ lại như ở tuổi 20. Nata đã trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư.

Nước dừa còn có công dụng bảo quản tinh trùng của người và động vật trong trạng thái “sức khỏe dồi dào”, tránh phải đông lạnh gây giảm khả năng thụ tinh.

Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tỳ. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gãy xương, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-6

Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. Một số cách dùng nước dừa chữa bệnh:

Khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống.

Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả.

Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.

Lợi tiểu giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.

Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g. Trộn đều uống.

Tẩy sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Không cần thuốc tẩy. Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng).

Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy lại, đặt lên 1 cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại.

Nước dừa non trị chứng cam (bụng ỏng, đít teo, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước dừa dùng nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho người gầy yếu. Người khỏe mạnh, buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt.

Hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100 g, cam thảo 15 g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống. Đây là bài thuốc dân gian Kê khương đường nổi tiếng.

Lưu ý: Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên cứ để nguyên quả mà uống, tốt nhất là nên uống ngay tại gốc vừa chặt, tránh thả dừa xuống đất.

Mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa; nếu người đang có bệnh thì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh… Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa. Bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Uống nhiều dễ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-7

Tại sao nên uống nước dừa khi bầu bí?

- Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp tăng tiết nước tiểu, và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

- Với lượng chất béo bằng 0, nước dừa được xem là nguồn khoáng chất không cholesrerol cho cơ thể. Nó phù hợp để giải khát suốt 4 mùa và là gợi ý lý tưởng cho nhóm thai phụ mắc chứng tiểu đường hoặc béo phì.

- Nước dừa chứa nhiều kali. Chất kali trong nước dừa có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống cao huyết áp, rất hữu ích với những thai phụ mắc chứng huyết áp cao.

- Nước dừa là nguồn cung cấp dồi dào chất điện giải. Giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, khiến cơ thể phục hồi nhanh và cũng an toàn cho những thai phụ mắc chứng tiêu chảy.

- Nước dừa dồi dào chất xơ; magiê; clo; natri; mangan; canxi; vitamin B2, C; một lượng đường và protein tự nhiên. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

- Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

- Nước dừa cũng rất tốt cho bà mẹ đang cho con bú.


Tác dụng phụ từ dừa

 

Dừa là món ăn ưa thích của nhiều người, nhất là trong thời tiết nóng nực như hiện nay. Tuy nhiên, nếu ăn uống quá đà các món chế biến từ dừa sẽ không có lợi cho sức khoẻ.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-dua-8


  

Cây đa năng, trái đa dụng

 

Dừa được trồng rất nhiều từ Nam Trung bộ trở vào. Tất cả các phần của cây dừa đều có thể được sử dụng. Trong đó, riêng dùng trong ẩm thực, phổ biến nhất là phần cùi (cơm) dừa trắng, và nước dừa. Nước dừa chứa đường, đạm, chất chống oxy hoá, clorua, kali, magiê, đường glucose, các vitamin nhóm B và chất khoáng… là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt, cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng.

 

Giải khát bằng nước dừa khi trời nắng nóng hoặc khi bị tiêu chảy gây mất nước rất tốt. Uống nước dừa, nhâm nhi một ít cơm dừa cũng không làm tăng cân.

 

Vẫn phải dè chừng

 

Mặc dù dầu thực vật nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) lại được xếp vào loại thực phẩm giàu chất béo (1g chất béo cho 9kCalo). Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axít béo no cao và khi vào cơ thể, sự chuyển hoá của chất béo này sẽ gây hại cho tim mạch và không có lợi cho người đái tháo đường. Người ta nhận thấy, bớt dùng nước cốt dừa có thể góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường týp 2...

 

Như vậy, để không bị tác dụng phụ từ dừa, mọi người không nên thường xuyên dùng những món ăn có nước cốt dừa, ngoại trừ trường hợp muốn… tăng cân. Tốt nhất, không nên ăn nhiều cơm dừa (chỉ nên ăn 1 - 2 bữa/tuần).

 

Người mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch, có bệnh tim mạch… nên hạn chế tối đa ăn cơm dừa.

 

Riêng với nước dừa, cần lưu ý, mỗi ngày chỉ nên uống một trái. Uống nhiều dễ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.

Trong những ngày hè, dừa là một loại nước uống không thể thiếu. Ngoài công dụng làm thực phẩm ngon và mát, nó còn là loại dược phẩm chữa bệnh rất hiệu quả.

Dưỡng tóc

Dầu dừa là một những dưỡng chất tự nhiên rất tuyệt vời, không chỉ giúp tóc phát triển mà còn làm cho tóc óng mượt. Nếu massage đầu thường xuyên bằng dầu dừa sẽ làm cho da đầu sạch, tăng ẩm và trị gàu. Với lợi ích này mà từ lâu dầu dừa đã được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến tóc như tóc khô cháy, gãy, đặc biệt là dùng tinh dầu dừa để sản xuất các loại mỹ phẩm chăm sóc tóc và dưỡng da.


Giảm stress

Sau khi massage dùng dầu dừa để gội tóc sẽ tạo ra cảm giác khoan khoái, dễ chịu và giảm mệt mỏi, căng thẳng về thần kinh.


Dưỡng da

Dùng dầu dừa để massage sẽ làm tăng độ ẩm cho da. Lợi ích của dầu dừa không khác gì các loại dầu khoáng. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc từ dầu dừa như CoconutsFurther sẽ không để lại các phản ứng phụ như dùng các sản phẩm có gốc hoá chất, phù hợp với mọi lứa tuổi. Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp như kem, dầu gội, xà phòng, kem…còn có tác dụng hạn chế các loại bệnh liên quan đến da như bệnh vẩy nến, viêm da, eczema..


Ngăn ngừa lão hoá da

Dầu dừa giúp ngăn ngừa hiện tượng lão hoá da, các loại bệnh gây xuống cấp da nhờ thành phần chống ôxy hoá có trong quả dừa.


Hạn chế bệnh tim mạch

Có những ngộ nhận cho rằng dầu dừa không tốt cho bệnh tim do có hàm lượng mỡ bão hoà cao. Thực tế, dầu dừa lại có lợi cho tim vì có chứa tới 50% axít lauric, còn mỡ bão hoà có trong dừa không hề làm tăng cholesterol xấu (LDL) so với các loại dầu thực vật khác, trong khi đó nó lại có những thành phần bảo vệ hệ thống mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.


Giảm cân

Dầu dừa rất hữu ích trong việc giảm cân vì nó có chứa axít béo chuỗi ngắn và trung bình có tác dụng giảm trọng lượng dư thừa của cơ thể. Ngoài ra dầu dừa còn giúp tuyến giáp và các enzym làm việc tốt hơn, làm tăng quá trình chuyển hoá của cơ thể, giảm áp lực cho tuyến tuỵ, giúp tiêu hoá calo và mỡ nhanh hơn. Bằng chứng những người dùng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn uống hàng ngày nên ít bị béo phì hay thừa cân. Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy dầu dừa còn có tác dụng hữu ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm tụy.


Tăng cường tiêu hoá

Cùi dừa và các sản phẩm từ dừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá, giảm rủi ro mắc bệnh kích thích ruột. Các chất béo bão hoà có trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, nấm và ký sinh trùng, chưa hết dầu dừa còn có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất và axit amino.


Tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch

Một trong những thế mạnh của dầu dừa tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch là do có chứa các lipit kháng khuẩn, axít lauric. Khi tiêu thụ, cơ thể con người sẽ chuyển hoá axít lauric thành monolaurin để tiêu diệt nấm và khuẩn, hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh do virút, vi khuẩn gây ra, thậm chí còn kháng cả virus HIV.


Giúp vết thương nhanh lành và chống nhiễm trùng

Dầu dừa có tác dụng làm nhanh lành vết thương do chấn thương, va đập, bầm tím thông qua cơ chế đẩy nhanh tốc độ sửa chữa các mô bị chấn thương. Theo nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Dừa của Mỹ thực hiện công bố gần đây thì dầu dừa có tác dụng rất tích cực trong việc giảm viêm nhiễm, đặc biệt là tiêu diệt các loại virút gây bệnh cảm cúm, viêm gan, herpes, SARS, vi khuẩn gây loét, nhiễm trùng, viêm phổi, bệnh viêm đường nước tiểu, bệnh nấm , phát ban...


Tốt cho gan

Sự có mặt của các chất béo, triglycerides chuỗi trung bình có trong dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa các loại bệnh gan, giúp gan lọc độc tố nhanh hơn và hạn chế tích mỡ trong cơ thể.


Tốt cho thận

Dầu dừa giúp ngăn ngừa bệnh thận, đặc biệt là khả năng hoà tan sỏi thận.


Tiểu đường

Dầu dừa giúp cơ thể ổn định đường huyết, cải thiện quá trình bài tiết insulin và sử dụng đường trong máu tốt hơn.


Tốt cho xương

Như đã đề cập ở trên, dầu dừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất hiệu quả hơn, trong đó có các khoáng chất quan trọng như canxi, magiê nên rất tốt cho xương và cho răng, đặc biệt là cho phụ nữ.




Comments