Tác dụng chữa bệnh của quả phật thủ

09:52 10/03/2014

(Giúp bạn)

Sách 'Hoa kính' viết rằng phật thủ có hương thơm bền lâu, đặt trong phòng hương thơm không hết, mang lại may mắn, có thể chữa bệnh.



Phật thủ là một loại quả, gọi là phật thủ cam vốn thuộc họ cam bưởi, nhưng hình dáng kỳ lạ, là một loại biến thể của quả thanh yên. Hình dạng của nó rất độc đáo, trông giống như bàn tay người, phần trước mở, phân tách ra, nhìn giống ngón tay thuôn dài, phần sau lại giống bàn tay, vì vậy được gọi là phật thủ (bàn tay phật). Màu sắc, hương vị của phật thủ rất tuyệt vời, có giá trị sử dụng nhất định. 

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-1

 

Sách "Hoa kính" viết rằng phật thủ có hương thơm bền lâu, đặt trong phòng hương thơm không hết. Người phương Nam dùng phất thủ để chạm khắc chim hoa, làm mứt kẹo rất ngon.

 

Phong thủy sử dụng lư hương đồng hình quả phật thủ cũng có cùng tác dụng may mắn, xua đuổi khí xấu.

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-2

 

Phật thủ có hình dạng đặc biệt, đẹp mắt lại mang vẻ thần bí, đặc biệt có thể kích thích tới tâm lý tín ngưỡng và thẩm mỹ của mọi người. Do tên gọi và xuất xứ từ Ấn Độ mà trong quan niệm chung, phật thủ có liên hệ tới Phật Tổ, và mang lại may mắn, thuận lợi, như ý. 

 

Treo tranh vẽ phật thủ trong nhà cũng mang lại cát tường; bức tranh cát tường "học tiên học phật" là hình vẽ hoa thủy tiên và phật thủ chính là ví phật thủ với Phật.

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-3

Tranh Đông Hồ vẽ hình chú bé ôm phật thủ là tranh cát tường.

 

Mặt khác, do hiện tượng đồng âm giữa "phật" và "phúc" trong tiếng Hán, nên đây còn là loại quả chúc phúc, cầu phúc khi đem tặng nhau. Trước đây có câu chúc "tam đa", chỉ đa phúc, đa thọ, đa nam tử (nhiều con trai). Tam đa còn được gọi "hoa phong tam chúc".

 

Ngày nay đồ trang sức bằng ngọc cũng hay chạm hình này, đeo ngọc khí hình quả phật thủ trên người để cầu Phật phù hộ độ trì.

 

Ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy, quả và hoa phật thủ đều được Đông y dùng làm thuốc. Tuy nhiên, những người có thể trạng hư nhược không nên dùng. Người bình thường cũng không nên lạm dụng vì ăn quá nhiều Phật thủ gây tổn hao khí. 

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-4

 

Dưới đây là một vài bài thuốc từ phật thủ để chữa ho, giã rượu, bệnh phụ nữ:


Đau bụng kinh: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, 6 gr đương quy, 6 gr gừng tươi, 30ml rượu gạo, tất cả sắc cùng nước để uống.


Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non (làm sạch), ninh nhừ để ăn.


Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần.


Làm giã rượu: Lấy 30 gr phật thủ tươi (hoa hoặc quả), sắc lên rồi cho người đang say rượu uống.


Đau bụng do lạnh bụng: Lấy 15 gr quả hoặc hoa phật thủ khô, 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.


Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa phật thủ, 15 gr đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần.


Đầy bụng, ợ hơi, chướng khí:
Lấy vỏ quả phật thủ tươi rửa sạch, ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng.


Tiêu hóa kém: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống.




Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hóa, cầm nôn mửa, chữa ho.
Quả phật thủ chữa đau dạ dày
Trong dân gian, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa...
Theo nghiên cứu, trong phật thủ có tinh dầu và chất flavonoit gọi là hesperidin rất hữu ích để điều trị ho và đau dạ dày.
Để làm thuốc, người ta thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng mỗi ngày 4 - 8g cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.
Sau đây là một số bài thuốc từ phật thủ:
Chữa ho kéo dài có nhiều đờm, viêm phế quản mãn tính
Đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả phật thủ, nuốt lấy nước. Hoặc dùng phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước cho tới khi còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống.
Chữa đau dạ dày
Phật thủ tươi 15-20g hoặc phật thủ khô 6-10g, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10-15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang, uống nhiều lần trong ngày thay nước trà.
Đau dạ dày mãn tính
Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10-15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang thay nước trà. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các chứng vị khí bất hòa, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn.


Phật Thủ - biệt dược trị ho

Bài thuốc dân gian đơn giản nhưng tác dụng thật tuyệt vời!


Đa phần các trường hợp trẻ bị ho khi giao mùa đều có thể được điều trị tại nhà với chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Các loại thức uống có vitamin C như: nước cam, chanh... sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chế cho nhiều bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả như:

1. Cho trẻ uống mật ong

Đây là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên 1 tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm.

Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi, một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.


Phật Thủ - biệt dược trị ho - 1

Đa phần các trường hợp trẻ bị ho khi giao mùa đều có thể được điều trị tại nhà. (Ảnh minh họa).

2. Nước cà rốt và mật ong


- Chọn cà rốt củ nhỏ vừa, gọt vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

- Cho 4 muỗng canh cà rốt băm nhuyễn cùng 4 muỗng canh mật ong vào chén, trộn đều.

- Bạn có thể cho con dùng hỗn hợp này mỗi lần một muỗng cà phê + một hớp nước ấm nóng, ngày 3 lần.

3. Phật thủ + mạch nha

Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài. Dùng dao gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột. Cho tất cả vào bát rồi đổ mạch nha (mua ở hàng khô), cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần.

Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy độ 3 thìa cà phê nước cốt phật thủ cho vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống. 

Chú ý:

- Tùy vào cơ địa từng bé, mỗi bài thuốc dân gian sẽ có tác dụng khác nhau.

- Khi trẻ bị ho, cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi trẻ có cảm giác tanh, dễ gây ói, do vậy nên đợi sau khi trẻ hết bệnh hãy cho ăn trở lại.

Nếu trẻ bị ho và phát hiện có một trong những dấu hiệu sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:

- Tình trạng khó thở: đối với trẻ em dưới 5 tuổi có biểu hiện nhịp thở nhanh, dấu hiệu rút lõm lồng ngực, tiếng thở rít, tiếng thở khò khè; đối với trẻ trên 5 tuổi có biểu hiện đau ngực.

- Ho ra máu tươi hoặc đờm có máu.

- Ho ra đờm đặc.

- Ho trên 3 ngày hoặc ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần.

- Sốt cao trên 39oC.

- Bị co giật.

- Ngủ li bì, khó đánh thức.

- Không ăn uống được, trẻ bỏ bú hoặc bú ít.

- Nôn mửa nhiều.


Các phương thuốc từ quả phật thủ


Để chữa ho nhiều đờm, hãy nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt dần nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30 g (khô 10 g), đường phèn 15 g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia 2-3 lần ăn trong ngày.

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau... Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:

- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

- Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:

+ Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

+ Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

+ Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.

- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.

- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.

- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh kể trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá cũng có tác dụng tốt.


Quả phật thủ - vị thuốc nhiều tác dụng


Trái phật thủ khá to, có mùi thơm đậm đà thầm kín, để lâu vẫn giữ được mùi thơm. Người Trung Quốc xưa thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu, thậm chí cùng để lâu trong nhà với nấm linh chi cho mùi hương phảng phất mãi không tan. Quả và hoa phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả phật thủ chẳng những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày.


tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-6Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ thường xanh, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa 2-3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Trong lâm sàng, Đông y thường dùng phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày...

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...

Ngoài ra, hoa phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tỳ vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả phật thủ, lượng dùng cũng tương tự. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ

- Đau lạnh bụng: Phật thủ khô 15 gam, gạo rang thơm 30 gam, sắc uống ngày ba lần.

- Ho nhiều đờm: Phật thủ 30 gam, đường phèn 15 gam, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần.

- Ợ hơi: Vỏ phật thủ tươi 30 gam thái lát, sắc uống.

- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 gam, đương quy 6 gam, gừng tươi 6 gam, rượu gạo 30 gam, cho nước vừa phải, sắc uống.

- Phụ nữ bạch đới ra nhiều: Phật thủ 30 gam, lòng lợn non 3 thước (1 mét), ninh ăn.

- Đau bụng do can khí, vị khí kém: Phật thủ 9 gam, thanh bì 9 gam, xuyên luyện tử 6 gam, sắc uống ngày 2 lần.

- Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30 gam sắc uống    

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn chướng đau...

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...

 

 

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ

 

 

- Chữa tỳ vị: Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.

- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

- Chữa viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

- Chữa ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.

- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.

- Chữa viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.

- Chữa đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.

- Chữa ho nhiều đờm: Phật thủ 30 g, đường phèn 15 g, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá phật thủ cũng có tác dụng

 

 

Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ

 

 

- Rượu phật thủ: phật thủ 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40-50ml. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế...).

- Xi-rô phật thủ: phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.

- Cháo phật thủ: phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

- Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

- Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.

- Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15-30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp cho ăn. Dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2-3 lần, dùng liền trong 2-3 tuần.


Quả phật thủ chữa đau dạ dày

Trong phật thủ có tinh dầu và chất flavonoit gọi là hesperidin rất hữu ích để điều trị ho và đau dạ dày.

 

 

 

 


tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-7

Phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa...Ảnh: photobucket

 

Theo y học dân tộc, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hoá đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hoá, cầm nôn mửa, chữa ho. Qua nghiên cứu người ta thấy trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin.

Trong nhân dân ta, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa...

Để làm thuốc, người ta thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng mỗi ngày 4 - 8g cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.

Sau đây là một số bài thuốc đơn giản và có tác dụng tốt:

Chữa ho kéo dài có nhiều đờm, viêm phế quản mạn tính: Đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả phật thủ, nuốt nước.

Có thể dùng bài thuốc phối hợp phật thủ với bán hạ sau: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước còn lấy 250ml chia làm hai lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống.

Chữa đau dạ dày: Phật thủ tươi 15 - 20g hoặc 6 - 10g phật thủ khô, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10 - 15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống một thang, uống rải rác trong ngày thay nước trà.

Đau dạ dày mạn tính: Vị khí bất hoà, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn. Cách dùng như sau: Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10 - 15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống một thang thay nước trà.  

 

Phật thủ - món quà cho sức khỏe


Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên “phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Có lẽ cũng chính vì thế mà phật thủ là một trong năm loại trái cây thường được dùng để trưng bày bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc xưa cũng thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu.

Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa hai, ba lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín có màu vàng óng. Hương phật thủ thơm ngát, có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nước hoa.

Theo y học hiện đại, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, có thể dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên xắc dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc xấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Dưới đây là một số bài thuốc có công hiệu tốt từ phật thủ.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-8

Phật thủ có tác dụng chữa một số bệnh rất hiệu quả

 

- Chữa ho nhiều đờm: Nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30g (khô 10g), đường phèn 15g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia hai, ba lần ăn trong ngày.

- Chữa nấc, trào ngược (ăn vào nôn ngược trở ra): Lấy vỏ cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày khoảng ba, bốn lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

- Viêm khí quản mãn tính: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế gừng (tầm nước gừng sao vàng) 6g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống ngày ba lần.

- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1lít. Phật thủ xắc nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 5-10ml.

- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9g, bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1g, từ 10 tuổi trở lên thì cứ tăng 2 tuổi lại thêm 1g. Sắc với nước, pha đường, chia làm ba lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá phật thủ cũng có tác dụng.

 

 

Phật thủ mang đến giàu có...


Tháng 10/2011, trên chuyến bay của Vietnam Airlines, một đoàn Phật tử Hà Nội mang theo 15 cây Phật thủ thành tâm cung tiến để trồng tại thánh tích Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ), nơi khởi nguồn của đạo Phật. Thượng tọa Manor - Trụ trì Bồ đề Đạo tràng - hoan hỉ đón nhận và vui mừng hơn khi được biết, chính cây Phật thủ đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Đắc Sở ( Hoài Đức, Hà Nội).

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-phat-thu-9

Về Đắc Sở những ngày cuối năm, ai cũng bị hút hồn, ngây ngất với bạt ngàn màu xanh và vị thơm mát dịu nhẹ đến tinh khiết của Phật thủ. Xuống bãi, vườn nhà nào cũng trĩu chịt quả. May mắn, chúng tôi được gặp anh Nguyễn Đình Lê, người đầu tiên có công mang cây Phật thủ về địa phương, khi anh đang chăm chú tỉa bớt gai cho quả không bị xước.

Anh cho biết, năm 2001, khi đi bộ đội tại vùng Tây Bắc, thấy cây Phật thủ mọc bên suối nên đã mang về quê trồng thử. Không ngờ, cây lại rất hợp với vùng đất bãi của Đắc Sở và sau thành công của anh Lê, nhiều người trong xã đã trồng theo.

Ông Nguyễn Văn Bằng - Chủ tịch UBND xã Đắc Sở - phấn khởi cho biết, đến nay toàn xã đã có hơn 500 hộ trồng Phật thủ trên diện tích hơn 70 ha. Hộ trồng ít nhất cũng 1 sào, hộ nhiều nhất tới 5 mẫu.

Phật thủ được trồng chủ yếu ngoài bãi, thu hoạch quanh năm nhưng người dân tập trung làm quả vụ Tết để phục vụ nhu cầu thờ cúng của các  gia đình. Đời sống tâm linh của người dân ngày phát triển nên thị trường tiêu thụ của Phật thủ cũng mở rộng ra trong cả nước. Ngày rằm, mùng một,  Phật thủ được bán với giá từ 50.000 đồng/quả.

Vào dịp Tết giá bán dao động từ 100 – 500.000 đồng/quả, quả đẹp thì trên 1 triệu đồng. Tết năm 2011, quả Phật thủ đặc biệt nhất được khách hàng mua tới 6,7 triệu đồng ngay tại vườn. Còn những quả xấu, thải loại thì được người dân thái lát, sấy khô bán cho phố Thuốc Bắc và để xuất khẩu với giá khoảng 300.000 đồng/kg. Quả tươi hay quả sấy khô đều được các thương lái về tận xã cất buôn, và chính vì vậy, quả Phật thủ chưa bao giờ ế.

Theo ông Bằng, xã đã đưa Phật thủ trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, bởi thu nhập hàng năm do Phật thủ đem lại đã đạt 500 triệu đồng/1ha, cao gấp hàng trăm lần cấy lúa. Cả xã hiện có hàng chục hộ gia đình thu nhập 300- 400 triệu từ Phật thủ, hơn 10 hộ có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2011, xã này có 8 hộ gia đình đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.

Lão nông Tạ Văn Tuấn ở thôn Đông Hạ chính là người trồng Phật thủ nhiều nhất xã với 5 mẫu đất. Hồi trẻ, ông làm đủ nghề, đi khắp thiên hạ nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Năm 2005, ông Tuấn vay mọi người được 10 triệu để mua cây giống và làm giàn trồng Phật thủ và năm 2007, ông thu được 12 triệu đồng trong vụ đầu tay. Phấn chấn với thành công, những năm sau đó ông Tuấn liên tục mở rộng diện tích, khi đất bãi hết ông đi thuê thêm.

Từ năm 2009 đến nay, năm nào gia đình ông cũng thu được gần 1 tỷ đồng từ Phật thủ. Vụ Tết này, ông Tuấn dự tính cũng sẽ thu được bạc tỷ. Ông đã cưới được vợ, xây nhà khang trang cho 2 con trai đầu, con trai út của ông dự kiến cưới nốt trong đầu năm tới. “Chính nhờ cây Phật thủ mà nhà tôi từ nghèo khó đã trở nên giàu có, có 3 con trai nhưng không còn là “tam nam bất phú nữa”- ông Tuấn hoan hỷ.

Khi được hỏi thế nào là một quả Phật thủ đẹp, ông Tuấn cho biết quả đẹp cần to và cân đối. Quả phải có nhiều ngón, ngón dài và tạo thành các vòng tròn tương xứng; các ngón của vòng ngoài cùng trùng với các số đẹp thì thường rất được khách hàng ưa chuộng, bán được giá cao. Theo ông, giá Phật thủ nghe qua có vẻ thấy đắt nhưng thật ra không đắt vì quả thờ được tới 2-3 tháng, khôn

Comments