Tăng động ở trẻ liệu có nguy hiểm?

16:01 14/04/2015

(Giúp bạn)Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu tăng động ở trẻ? Tăng động nguy hiểm như thế nào và có cách nào để chữa khỏi không?

Hỏi:

Anh chị có thể cho tôi biết làm thế nào để nhận biết trẻ dấu hiệu tăng động ở trẻ. Tăng động nguy hiểm như thế nào và có cách nào để chữa khỏi không?

-1

Dấu hiệu nhận biết tăng động ở trẻ

Trả lời:

Chào bạn!

Trẻ con luôn hiếu động, tuy nhiên điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì được coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý. Có những trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên tập trung làm gì nhưng bố mẹ lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra.
Tăng động giảm chú ý tên tiếng Anh là Attention – deficit hyperactivity disorder – ADHD là một bệnh lý thần kinh, biểu hiện bằng việc tăng vận động, xung đột quá mức và giảm chú ý xảy ra thường xuyên kéo dài ít nhất 6 tháng và xuất hiện trung hoặc phối hợp cả hai.

Biểu hiện của tăng động

  • Trẻ vận động không ngừng, không thể ngồi yên một chỗ
  • Hấp tấp, lụp chụp trong mọi hoạt động
  • Nói nhiều, nói to, hay chen ngang câu chuyện trả lời ngay khi chưa nghe hết câu hỏi.
  • Khó chờ được đến lượt mình
  • Bốc đồng, thô bạo, hung hăng, không thể kiểm soát được

Biểu hiện giảm chú ý

  • Lơ là bỏ qua chi tiết, dễ mắc lỗi vô ý
  • Khó duy trì sự chú ý trong việc học hành, tránh né các hoạt động đòi hỏi phải cố gắng suy nghĩ,         không nghe khi được chỉ dẫn.
  • Không ngoan, không tuân mệnh lệnh, nội quy
  • Ở lớp bị phân tâm với những tiếng động nhỏ nhất
  • Hay làm mất vật dụng cá nhân
  • Thường xuyên quên công việc hàng ngày

Những biểu hiện kèm theo

  • Vụng về trong phối hợp động tác
  • Diễn đạt ngôn ngữ chậm, suy giảm trí nhớ tạm thời
  • Ương ngạnh, cố chấp, hời hợt về mặt cảm xúc
  • Khó ngủ, ít ngủ

Cuộc sống của trẻ tăng động bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trường vì không tập trung nên các cháu sẽ rất khó tiếp thu bài giảng của giáo viên. Ở nhà thì nghịch ngợm, bị bố mẹ quát mắng. Các cháu cũng hay hấp tấp nên việc kết bạn cũng trở nên khó khăn. Lâu dần những đứa trẻ này trở nên tự ti và rất dễ sinh ra trầm cảm nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời.

Khi ngờ vực trẻ bị mắc bệnh gia đình cần đưa con đến các bệnh viện hoặc trung tâm hỗ trợ tâm lý để được thăm khám đầy đủ về mặt lâm sàng và tâm lý. Khi có kết luận về tình trạng của trẻ, tùy theo mức độ bệnh các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp.

Chúc bạn thành công trong việc giáo dục trẻ!

Thạc sĩ tâm lý học Tạ Thị Thu Huế

Chuyên gia tư vấn trường mầm non Hoàng Gia
37. Tạ Quang Bửu – 15.Trung Kính – 343. Đội Cấn – Hà Nội

Nên đọc
-2 Sự thật sau những viên thuốc ngủ
-3 Bà bầu ăn xúc xích được không?
-4 Biểu đồ tăng cân đúng chuẩn cho bà bầu
-5 Mang song thai: Song thai cùng trứng


Theo GDVN

Comments