Thông tin về bệnh Ung thư vú
(Giúp bạn)Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp.
Những điều cần biết về bệnh ung thư vú ở phụ nữ:
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú:
-Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú
-Bệnh thường gặp ở tuổi trên 35
-Có kinh nguyệt lần đầu sớm (dưới 12 tuổi)
-Mãn kinh muộn (sau 50 tuổi)
-Không có con hoặc sinh con đầu lòng muộn
-Có bệnh lành tính ở vú
-Có khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật
-Dùng nhiều đồ uống có cồn
Những triệu chứng của ung thư vú:
-Sờ thấy cục, khối u ở vú
- Sờ thấy u, cục hay dày lên ở gần vú hoặc vùng nách.
- Thay đổi kích thước hình dáng vú, lệch vẹo núm vú.
-Núm vú chảy dịch, đau hoặc tụt núm vú.
-Thay đổi da vùng vú, đỏ, sần da cam.
Khi bệnh nhân phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ hoặc một trong những triệu chứng trên thì cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Các kỹ thuật chẩn đoán ung thư vú:
-Khám lâm sàng bởi Bác sĩ chuyên khoa.
-Siêu âm tuyến vú.
-Sinh thiết bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết lõi.
-Chụp vú (mammography).
-Chụp cắt lớp (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
-Mổ lấy khối u sinh thiết.
Các biện pháp để phát hiện sớm ung thư vú
Phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định đến kết quả điều trị. Các biện pháp để giúp phát hiện ung thư vú gồm: tự khám vú, khám vú định kỳ tại cơ sở chuyên khoa, siêu âm hoặc chụp vú.
-Tự khám vú: Khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất khám sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất.
-Khám vú tại cơ sở chuyên khoa: nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của vú, nên đến khám bác sĩ, không nên quá sợ. Phần lớn các u bất thường của vú đều không phải là ung thư. Nhưng để chắc chắn hãy đến các bác sĩ chuyên khoa xác định và hướng dẫn giúp bạn.
-Siêu âm hoặc chụp vú: ngoài việc tự khám vú một cách thường xuyên, các phụ nữ từ 45 tuổi trở lên hoặc có các yếu tố nguy cơ cũng nên chụp vú (hoặc siêu âm) kiểm tra theo định kỳ mỗi năm một lần.
Bệnh ép se vú
Viêm tuyến vú thường xuất hiện ở những bà mẹ mới sinh, đang trong thời kỳ cho con bú. Bệnh tiến triển đến giai đoạn làm mủ thành áp xe vú.
Các nguyên nhân gây viêm tuyến vú
- Chủ yếu xuất phát từ tổn thương đầu núm vú do da đầu núm vú còn non khi có con lần đầu, cho bú không đúng cách, bé nhay cắn, nặn sữa không đúng cách.
- Vệ sinh vú kém, tắc tia sữa, sữa ứ đọng.
Triệu chứng viêm tuyến vú, áp xe vú
- Bầu vú nổi u, sưng lên, chắc và căng tức.
- Cảm giác ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, đau đầu.
- Đau nhức sâu trong vú, đau tăng khi vận động.
- Hạch nách cùng bên sưng to và đau.
- Vùng da tương ứng có thể bình thường hoặc đỏ, phù nề, nóng.
Cách phòng viêm tuyến vú, áp xe vú
- Phòng nứt đầu vú, trong thời kỳ mang thai nhất là sau tháng thứ 5, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì nên vê kéo dần ra ngoài hàng ngày. Rửa sạch, sau đó bôi lên chút dầu ăn để lớp da đầu vú dày và vững hơn.
- Day đều bầu vú để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
- Cho bé bú càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
- Mỗi ngày dùng khăn bông mềm thấm nước ấm lau vú 3-4 lần, xoa nhẹ để tránh vú bị sệ.
- Cho bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10-15 phút là vừa. Mỗi lần cho bú nên bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang vú bên kia, nếu sữa quá nhiều mà trẻ bú không hết thì nên vắt cạn sữa thừa.
- Mặc áo ngực cotton rộng, thoáng, tránh để sữa thấm ra áo ngoài.
- Vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho bú.
- Đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên để miệng và lưỡi bé luôn sạch.
- Dùng các loại thức ăn làm tăng sữa, tuyệt đối không dùng thức ăn cay nóng.
- Uống nhiều nước (mỗi ngày uống 2 lít nước lọc + 1 lít nước hoa quả và sữa).
- Giữ cơ thể luôn ấm áp, tránh nhiễm lạnh. Duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.
- Khi có dấu hiệu bất thường phải đến khám tại cơ sở y tế. Khi bị áp xe vú nên đến khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa (có các kỹ thuật điều trị hiện đại).
Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Quân y 103
Theo GDVN