Thuốc điều trị bệnh viêm phổi
(Giúp bạn)Cần dùng thuốc điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân mắc viêm phổi.
Nguyên nhân của bệnh viêm phổi
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, viêm phổi là tình trang phổi bị viêm, ảnh hưởng chủ yếu đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, và các vi sinh vật khác ít phổ biến hơn. Các triệu chứng thường gặp như cảm, đau ngực, sốt, và khó thở.
Viêm phổi có thể do biến chứng từ bệnh sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen, bệnh đường hô hấp trên như: viêm họng, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm xoang... hoặc bất kì bệnh nặng nào khác.
Trong các bệnh sưng phổi, nhiều nhất là do vi trùng Pneumococcus. Ngoài ra còn có thể do vi trùng (bacteria) khác, siêu vi trùng (virus), có khi do ký sinh trùng (parasites), hoặc loài nấm (fungus).
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm phổi
Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng khá thường gặp, hầu hết các trường hợp được điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu điều trị chậm hoặc không đúng, bệnh có thể diễn biến nặng, gây áp-xe phổi, tràn mủ màng phổi hoặc thậm chí có thể tử vong.
Kê đơn thuốc điều trị tùy theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân
Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, virút, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do chưa có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc.
Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 - 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.
Kháng sinh thường được sử dụng là penicillin với liều lượng tùy theo mức độ bệnh, gần đây có tỷ lệ đáng kể phế cầu khuẩn kháng penicillin (nhưng thường vẫn đáp ứng khi dùng liều cao), có thể dùng nhóm cephalosporin, macrolide; các kháng sinh nhóm quinolon: ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin từ 10 - 14 ngày (ngừng khi hình ảnh tổn thương xóa gần hết trên phim Xquang phổi hoặc sau khi hết sốt 10 ngày).
Trường hợp xác định viêm phổi do virut, nấm hoặc ký sinh trùng, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị đặc hiệu cho từng trường hợp. Có thể cân nhắc sử dụng phối hợp kháng sinh tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Điều trị triệu chứng nếu cần (dùng các thuốc giảm đau hạ sốt, bồi phụ nước điện giải, giảm ho, long đờm, kết hợp vỗ rung, dẫn lưu đờm theo tư thế). Bệnh nhân viêm phổi được điều trị ngoại trú (điều trị tại nhà) khi không có các dấu hiệu nặng của bệnh.
Khi bệnh nhân có một trong các dấu hiệu sau, cần được điều trị tại bệnh viện: thở nhanh > 25 lần/phút, có tím môi, đầu ngón chân, ngón tay; mạch nhanh > 100 lần/phút, có huyết áp thấp; rối loạn ý thức: lú lẫn, nói lảm nhảm, la hét, co giật; sốt cao > 400C hoặc nhiệt độ cơ thể hạ quá thấp < 350C.
Bệnh viêm phổi đã có biến chứng: áp-xe phổi, tràn mủ màng phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ...
Viêm phổi có tổn thương rộng trên phim chụp Xquang.
Có các rối loạn về công thức máu hoặc các xét nghiệm sinh hóa máu: thiếu máu, suy thận, suy gan, toan hóa máu... Cần được khám bệnh và điều trị tại bệnh viện.
Thuốc tham khảo: Procaine Penicillin Điều trị các nhiễm khuẩn mức độ vừa do các vi khuẩn nhạy cảm với nồng độ penicilin G thấp |
Thùy Linh
Theo GDVN