Trẻ em không nên uống thuốc Sulfamid

15:26 14/04/2015

(Giúp bạn)Nếu như kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn thì sulfamid chỉ có tác dụng kìm khuẩn và được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Tác dụng của thuốc

Theo Sức khỏe và Đời sống, nếu như kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn thì sulfamid chỉ có tác dụng kìm khuẩn. Cơ chế tác dụng kìm khuẩn của sulfamid là do sulfamid cạnh tranh với acid paraaminobenzoic (A.PAB) trong tế bào vi khuẩn, làm cho việc tổng hợp và vận chuyển acid folic thành nucleoprotein cần cho mọi tế bào sống của vi khuẩn bị ngưng trệ, gây rối loạn sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn.

Do đó, vi khuẩn bị tiêu diệt trước sức đề kháng của cơ thể hoặc nhờ tác dụng của các thuốc khác. Vì vậy, khi sử dụng sulfamid lúc đầu phải dùng liều cao tạo nồng độ thuốc cao trong máu để tranh chấp với A.PAB.

Nếu liều ban đầu không đủ nồng độ để kìm hãm vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ sinh ra những chủng mới có khả năng kháng lại sulfamid làm cho thuốc kém hoặc không còn tác dụng.

Dược động học

- Theo thông tin trên chuyên trang y học của Benh.vn cho biết, các sulfamid được hấp thu nhanh qua dạ dày và ruột (trừ loại sulfaguanidin), 70 - 80% liều uống vào được máu, gắn với protein huyết tương 40 - 80%, nồng độ tối đa đạt được sau 2- 4h.

- Từ máu, sulfamid khuếch tán rất dễ dàng vào các mô, vào dịch não tuỷ (bằng 1/2 hoặc tương đương với nồng độ trong máu), qua rau thai, gây độc.

- Các quá trình chuyển hóa chủ yếu ở gan của sulfamid gồm:

Acetyl hóa, từ 10- 50% tuỳ loại. Các sản phẩm acetyl hóa rất ít tan, dễ gây tai biến khi thải trừ qua thận. Các sulfamid mới có tỷ lệ acetyl hóa thấp (6 -16%) và sản phẩm acetyl hóa lại dễ tan. Hợp với acid glucuronic (sulfadimethoxin), rất dễ tan. Oxy hóa

Thải trừ: chủ yếu qua thận (lọc qua cầu thận và bài xuất qua ống thận). Dẫn xuất acetyl hóa (25 -60% trong nước tiểu) không tan, tạo tinh thể có thể gây đái máu hoặc vô niệu. Vì vậy, cần uống nhiều nước (1g/ 0,5 lít).

Phân loại sulfamid: Vì tác dụng của sulfamid đều giống nhau, việc điều trị dựa vào dược động học của thuốc cho nên người ta chia các sulfamid làm 4 loại:

- Loại hấp thu nhanh, thải trừ nhanh: nồng độ tối đa trong máu sau uống là 2 - 4h. t/2=6-8h, thải trừ 95% trong 24h. Gồm sulfadiazin, sulfisoxazol (Gantrisin), sulfamethoxazol (Gantazol). Dùng điều trị nhiễm khuẩn theo đường máu.

- Loại hấp thu rất ít: dùng chữa viêm ruột, viêm loét đại tràng. Gồm sufaguanidin (Ganidan), salazosulfapyridin (Salazopyrin).

- Loại thải trừ chậm: duy trì được nồng độ điều trị trong máu lâu, t/2 có thể tới 7 - 9 ngày nên chỉ cần uống 1 lần ngày. Hiện dùng sulfadoxin (Fanasil), phối hợp với pyrimethamin trong Fansidar để dự phòng và điều trị sốt rét kháng cloroquin .

- Loại để dùng tại chỗ: ít hoặc khó tan trong nước. Dùng điều trị các vết thương tại chỗ (mắt, vết bỏng) dưới dạng dung dịch hoặc kem. Có sulfacetamid, silver sulfadiazin, mafenid.

Phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng Sulfamid

Cũng như các thuốc điều trị khác, các sulfamid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Đáng lưu ý nhất là nguy cơ gây sỏi thận (nguy cơ này là do sản phẩm acetyl hoá của sulfamid khó tan sẽ lắng đọng và kết tinh thành sỏi ở thận hoặc niệu quản, gây bí tiểu tiện, đái ra máu, gây cơn đau do sỏi thận).

Trên tiêu hóa, thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Các biểu hiện dị ứng ngoài da do thuốc có thể từ nhẹ như mẩn ngứa, ban đỏ, viêm da đến rất nặng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell (thường gặp với loại sulfamid chậm).

Thuốc có thể gây tổn thương hệ thống tạo máu (với các biểu hiện như thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu), gây viêm nhiều dây thần kinh, chứng lú lẫn, tâm thần, viêm tĩnh mạch, huyết khối, vàng da (do thuốc tranh chấp với bilirubin để gắn vào protein huyết tương, dễ gây vàng da)...

Vì vậy, không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ em mới đẻ, người suy gan, suy thận, thiếu G6PD, người có cơ địa dị ứng với thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, nếu xảy ra một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.

Tham khảo thuốc: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Hỗ trợ phát triển trí não: Bổ sung DHA giúp phát triển các tế bào thần kinh não bộ, tăng khả năng nhận thức, trí nhớ và thị lực cho trẻ

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Cao khỉ bổ máu, bổ toàn thân
-2 Một số bài thuốc từ rau má và những lưu ý khi sử dụng
-3 Tác dụng của rau má
-4 Quả kiwi có tác dụng như thế nào?

Theo GDVN

Comments