Tim đập nhanh khi dùng nhiều kháng sinh?

15:28 14/04/2015

(Giúp bạn)Có một số loại kháng sinh có tác dụng phụ là khiến tim đập nhanh nếu dùng nhiều.

Dùng nhiều kháng sinh khiến tim đập nhanh

Trả lời trên Vnexpress, bác sĩ Đỗ Đức Tín - Bệnh viện Quốc Tế Thành Đô cho biết, về vấn đề kháng sinh và triệu chứng tim nhanh, hồi hộp, đau tức ngực …thì có mối tương quan như sau:

Một số loại kháng sinh họ Macrolide như Erythromycin, Azithromycin…  có thể có tác dụng phụ không mong muốn là gây rối loạn dẫn truyền tim. Nếu đang dùng loại kháng sinh này thì cần đo điện tim để xác định và ngưng thuốc sẽ hết. Vì đã biết kháng sinh này gây triệu chứng thì tốt nhất không nên dùng nữa.

Một số kháng sinh trị nấm như Ketoconazole, Itraconazole cũng có thể gây vấn đề tương tự.

-1

Triệu chứng tim nhanh hồi hộp đau nhói ngực… có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó thường gặp nhất là do cường giáp (tức là tuyến giáp hoạt động quá mức). Khi đó nên đến khám chuyên khoa nội tiết làm các xét nghiệm về tuyến giáp như TSH, T4  và siêu âm tuyến gíáp để loại trừ.

Tác hại khi dùng nhiều kháng sinh

Theo Báo điện tử Đồng Nai,  kháng sinh là nhóm thuốc dùng để điều trị những bệnh do vi khuẩn gây ra. Kháng sinh có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể người tự giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đang đẩy nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn đến tình trạng khó chữa vì không đáp ứng kháng sinh đặc hiệu.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dùng kháng sinh không đúng rất có hại. Đầu tiên là gây khó khăn cho chẩn đoán, chẳng hạn như bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm lu mờ các triệu chứng, gây khó chẩn đoán.

-2

Ở một số bệnh, kháng sinh có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây phản ứng phụ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao, nhất là kháng sinh Chloramphenicol (điều trị nhiễm khuẩn) có khả năng gây suy tủy. Một số kháng sinh, như: Streptomycine, Kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận.

Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn lờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Một phát hiện khác đáng quan tâm hơn nữa: thuốc kháng sinh đắt tiền như azithromycin (điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục) có thể gia tăng nguy cơ đột tử ở người lớn đã mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.

Lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh không đúng gây lãng phí lớn, bởi nhiều bệnh có nguyên nhân do virus không thể chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard cũng ước tính khoảng 500 triệu USD đã chi cho kháng sinh chỉ định không cần thiết đối với bệnh đau họng (trong khoảng từ năm 2010-2013). Nếu tính luôn chi phí xử lý các phản ứng phụ của kháng sinh không cần thiết như tiêu chảy và bội nhiễm men ruột, nhóm nghiên cứu kết luận tốn kém thêm gấp 40 lần nữa.

Thuốc tham khảo: Penicillin V Kali 400.000UI

Penicilin V là kháng sinh thuộc nhóm Penicilin, có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn Gram (+), Gram (-) và vài chủng spirccheta, antinomyces.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Trẻ em không nên dùng thuốc kháng sinh các thế hệ của Cephalosporin
-4 Các loại thực phẩm và thảo dược có tác dụng như kháng sinh
-5 Công dụng của cây hẹ: Kháng sinh thiên nhiên
-6 Lưu ý khi cho trẻ uống kháng sinh dạng bột


Theo GDVN

Comments