Chọn thuốc giảm đau hợp lý để tốt cho sức khỏe
(Giúp bạn)huốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau.
Sức khỏe và đời sống cho biết, thuốc giảm đau chỉ là những thuốc chữa triệu chứng. Theo Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (1979): “Đau là một kinh nghiệm khó chịu về mặt cảm giác và cảm xúc liên quan đến tổn thương thực thể có thật hoặc được mô tả như là có tổn thương”.Người ta đã tính có tới 50% bệnh nhân đến gặp thầy thuốc vì triệu chứng đau.
Thực ra đau là một trong những phản ứng tự vệ của cơ thể; qua mức độ và tính chất đau, điểm đau… thầy thuốc có thể chẩn đoán bệnh. Song, đau là nỗi thống khổ của bệnh nhân, nhiều khi còn có thể gây ra những rối loạn chức năng.
(Ảnh minh họa)
Bởi vậy, dù chỉ là thuốc chữa triệu chứng, nhưng vẫn cần dùng, nhiều trường hợp cần sử dụng với các thuốc điều trị khác để chữa tận gốc căn nguyên bệnh. Các thuốc giảm đau có thể chia thành 3 nhóm tùy theo mức độ hiệu lực giảm đau.
Chọn thuốc
Theo chuyên trang y học của Benh.vn, thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau. Khi lựa chọn thuốc cần chú ý đến cường độ và bản chất của đau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên uống thuốc theo bậc thang giảm đau:
Bậc 1 (đau nhẹ): dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, thuốc chống viêm không phải steroid.
Bậc 2 (đau vừa): phối hợp thuốc loại opioid yếu (codein, oxycodon) với paracetamol, thuốc viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ.
Bậc 3 (đau nặng): dùng thuốc giảm đau loại opioid mạnh: morphin, hydromorphon, methadon... phối hợp với thuốc chống viêm không steroid.
Thường gặp trong các trường hợp đau do ung thư, do bỏng nặng, hoặc chấn thương nặng… thì phải dùng đến morphin và các dẫn chất của nó.
Vì dễ gây ra hiện tượng quen thuốc, nghiện thuốc, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của thầy thuốc, dùng đúng liều lượng, và đúng thời gian.Ngoài ra, không xếp vào đây các thuốc giảm đau như: Thuốc điều trị đau thắt ngực (nitroglycerin, isosorbid, dinitrat) vì chúng thuộc nhóm thuốc tim mạch.
Thuốc giảm đau chống co thắt do làm dãn cơ trơn (alverin, drotaverin, papaverin, spasfon …). Thuốc đặc trị bệnh đau nửa đầu (ergotamin, dihydroergotamin). Thuốc giảm đau do viêm thần kinh đau cơ (các vitamin hướng thần kinh B1, B6, B12). Thuốc loại corticoid. Thuốc an thần gây ngủ (diazepam, hydroxyzin…).
Thuốc tê novocain … Cuối cùng cũng không tính đến các loại thuốc giảm đau dùng ngoài như thuốc dán, thuốc bôi xoa, thuốc xịt có tác dụng tại chỗ, không có tác dụng toàn thân.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN