Không dùng thuốc chống nôn khi say rượu
(Giúp bạn)Thuốc chống nôn làm giữ lại chất độc của rượu trong cơ thể, các độc tố của rượu sẽ ngấm vào cơ thể dẫn đến ngộ độc rượu.
Theo Sức khỏe và Đời sống, nhiều người do tính chất công việc, đặc biệt trong dịp lễ Tết thường phải đi tiếp khách và bị say rượu, thường nôn rất nhiều. Người nhà thấy vậy liền cho dùng thuốc chống nôn.
Tuy nhiên, cần lưu ý tất cả các thuốc nói chung đều rất kỵ với rượu, trong đó có thuốc chống nôn như domperidon, metoclopramid... Khi người nhà bị say rượu nên để cho nghỉ ngơi, giữ ấm và dùng các thức uống như nước gừng, nước chanh, nước cam, nước bưởi, trà xanh... sẽ có tác dụng làm giải rượu. Nếu có thể ngủ được một giấc thì tình trạng say rượu sẽ tự khỏi mà không phải dùng đến bất cứ thứ thuốc gì.
Khi bị nôn nhiều cứ để nôn hết, vì nôn chính là một cách cơ thể tống chất độc của rượu ra ngoài. Nếu cho dùng thuốc chống nôn vô tình gây hại thêm, vì thuốc chống nôn làm giữ lại chất độc của rượu trong cơ thể, các độc tố của rượu sẽ ngấm vào cơ thể dẫn đến ngộ độc rượu. Hơn nữa, thuốc chống nôn kết hợp với rượu có thể tạo thành một chất độc càng gây hại thêm. Vì vậy, tuyệt đối tránh dùng bất cứ thứ thuốc gì, đặc biệt là thuốc chống nôn khi bị say rượu.
Thuốc chống nôn kết hợp với rượu có thể tạo thành một chất độc
Ngoài ra, báo điện tử VnMedia còn cho biết, sau khi uống rượu:
+ Không nên cho người say rượu uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
+Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
+Không nên ăn các loại thực phẩm chiên, rán.. những thực phẩm loại này thường khiến nhất thời cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, chỉ cần vài giờ sau sẽ có thể là cảm giác đau bụng, đầy bụng, khó chịu. Bởi lượng dầu mỡ quá nhiều, gây cản trở quá trình tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và ruột.
+Không nên ăn nhiều lạp xưởng, chân giò hun khói. Thực phẩm chứa nhiều chất béo như: lạp xưởng và chân giò hun khói… cũng có tác dụng nhất định trong việc giải rượu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lại có tác dụng ngược lại. Bởi tại thời điểm này, dinh dưỡng của những thực phẩm đó không thể hấp thụ. Đặc biệt, các chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như quá trình “giã rượu”.
+Không nên vận động mạnh: Sau khi uống rượu, lượng nước trong cơ thể mất đi càng nhanh và nhiều, bởi nó được huy động để điều hòa thân nhiệt, cân bằng nhiệt độ cơ thể do chất cồn sinh nhiệt. Lúc này vận động mạnh hay chơi thể thao càng làm tăng nguy cơ mất nước trong cơ thể.
Thuốc tham khảo: New Marteno Chỉ định: Giảm độc hại của rượu, phòng say rượu. |
Thùy Linh
Theo GDVN