Bệnh nhân hen suyễn không nên dùng aspirin

15:24 14/04/2015

(Giúp bạn)Đối với những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, bệnh suyễn aspirin có thể làm cho cơn hen trở nên trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Wikipedia, bệnh hen suyễn (Asthma) là bệnh về hệ hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc.

Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Sự rối loạn có tính mạn tính đường hô hấp tạo ra sự phản ứng với các kích thích khác nhau, xác định là sự phản ứng quá lố ở cuống phổi, viêm, gia tăng sự tạo đờm và sự nghẽn đường thở từng cơn.

Triệu chứng của suyễn có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều chỉnh bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc hay thay đổi lối sống.

Bị hen suyễn không nên dùng aspirin

Sức khỏe và Đời sống cho biết, aspirin là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, rất phổ cập. Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, bệnh hen phế quản, thuốc có thể làm cho cơn hen trở nên trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Aspirin là loại thuốc tốt hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống kết tập tiểu cầu, ít độc, đã có tín nhiệm và tồn tại hơn 100 năm, là thứ thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Aspirin ngày càng được nhiều người dùng không những với mục đích chữa bệnh mà còn vì tác dụng phòng bệnh của thuốc được quảng bá rộng rãi trong những năm gần đây.

Có trường hợp người bệnh hen đã điều trị ổn định, do không biết nên đã dùng aspirin chữa đau đầu, bất ngờ lên cơn hen rất nặng phải cấp cứu.

Aspirin có thể gây ra phản ứng lên cơn hen không theo cơ chế miễn dịch, vì thế còn gọi là dị ứng giả hay đặc ứng. Cơ chế đặc ứng gây hen của aspirin liên quan đến nhiều yếu tố và chưa được hiểu biết tường tận, chỉ biết nó liên quan tới mất cân bằng chuyển hóa acid arachidonic, tăng giải phóng các chất trung gian từ dưỡng bào (mastocyte) phế quản, các chất trung gian tiền viêm, prostaglandin và leucotrien...

Hen phế quản do aspirin thường xảy ra ở những người có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, người từng có những cơn hen đã điều trị ổn định...), xuất hiện đợt cấp tính khi sử dụng aspirin, các triệu chứng thường xuất hiện 2 - 3 giờ sau dùng thuốc với biểu hiện nặng, kéo dài, thậm chí tử vong. Vì vậy, không chỉ người bệnh, mà thầy thuốc, nhất là ở các vùng sâu vùng xa cần cập nhật những thông tin này để dùng thuốc an toàn.

-1

Aspirin có thể gây ra phản ứng lên cơn hen không theo cơ chế miễn dịch.

Điều trị dự phòng cơn hen cho bệnh nhân hen suyễn

Báo Lao động đưa tin, dự phòng cơn hen tốt nhất là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một điều nhiều người biết và đã thực hiện có kết quả rất tốt là thay đổi khí hậu vùng miền. Những người ở phía bắc chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết hẳn cơn hen.

Ngoài ra, các cách dự phòng dễ hiểu dễ làm là:

-Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà.

-Tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.

Điều cuối cùng, rất hữu hiệu nhưng đòi hỏi sự kiên trì rèn luyện là tập thở. Có thể tham gia các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở.

Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài.

Mỗi ngày dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, thế là “thiền”, là phòng được bệnh và cải thiện được sức khỏe.

Thuốc tham khảo: Thuốc hen P/h

-Điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều

-Phòng chống cơn hen tái phát

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Bà bầu có được uống thuốc paracetamol không?
-3 Dùng thuốc gì điều trị gan nhiễm mỡ?
-4 Các thuốc tránh dùng khi bị suy thận nhẹ
-5 Không dùng thuốc chống nôn khi say rượu

Theo GDVN

Comments