Thuốc điều trị viêm thanh quản cấp
(Giúp bạn)Viêm thanh quản có thể dùng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc để chữa trị.
Theo Dân trí, trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay, bất cứ mùa nào chúng ta cũng dễ mắc bệnh nếu không biết cách bảo vệ thanh quản.
Nguyên nhân thứ hai và rất phổ biến dẫn đến gia tăng viêm thanh quản là do bệnh nghề nghiệp (những người phải sử dụng giọng nhiều như ca sĩ, giáo viên, người bán hàng…), khiến dây thanh âm bị kích ứng quá mức và tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhập, gây viêm.
Bên cạnh đó là tình trạng uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều cũng gây tổn thương thanh quản.
Các triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản cấp là: sốt, chảy nước mũi và cảm thấy họng nóng, như có dị vật vướng trong cổ, ho khan, giọng bị khản dần, có khi mất tiếng. Sau vài ba ngày, từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi.
Nếu không được điều trị triệt để, các đợt viêm thanh quản cấp tái phát nhiều lần sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới giọng nói, giao tiếp thường ngày của người bệnh, viêm thanh quản mạn tính còn có thể dẫn đến các khối u thực thể ở thanh quản như hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polip dây thanh, ung thư thanh quản,…
Viêm thanh quản cấp: dùng thuốc gì?
Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, điều trị toàn thân dùng kháng sinh phòng bội nhiễm: nhóm b lac-tam như amoxilin, taxetil dạng viêm hoặc siro với liều theo cân nặng. Nếu dị ứng với nhóm kháng sinh này thường được thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid như davercine...
Thực tế, một số người bệnh hay mách nhau ngậm một vài viên biseptol (là một sulfamid đường uống) mỗi khi bị khàn tiếng. Tuy nhiên, bên cạnh nguy cơ tạo ra kháng thuốc thì sulfamid là loại thuốc thải chủ yếu qua thận do thuốc rất ít tan trong nước tiểu acid nên tạo tinh thế sắc cạnh, gây độc vì kích ứng thận, có khi vô niệu nên cần uống rất nhiều nước mỗi khi phải sử dụng.
Biseptol khi bị dị ứng sẽ rất nặng, gây ban đỏ đa dạng có tổn thương ở niêm mạc, bong biểu bì và có thể tử vong.Có thể dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề bằng liệu pháp corticoid (hít): solumedrol hoặc depersolone hoặc corticoid đường uống, chymotrypsine choay dạng viên nén ngậm dưới lưỡi hoặc uống phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamin uống.
Thuốc ngậm tại chỗ cũng rất hữu ích trong viêm thanh quản, tuy nhiên thuốc sử dụng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng phải theo chỉ định của thầy thuốc tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Điều trị hỗ trợ viêm mũi họng bằng cách nhỏ mũi, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ. Khí dung mũi họng cùng với làm thuốc thanh quản thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
Có thể xông các thứ lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả... Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước chè mạn pha nóng. Thở không khí ấm trong mùa đông.
Đối với những bệnh nhân viêm thanh quản, điều quan trọng nhất trong điều trị là kiêng nói để dây thanh có thể phục hồi sớm nhất. Nếu thực hiện được kiêng nói trong vài ngày (thường khoảng 3-5 ngày) bệnh sẽ khỏi rất nhanh.
Bệnh nhân nên tránh tắm lạnh. Cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi. Nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước trà nóng, không hút thuốc lá, uống rượu và các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu...Để phòng viêm thanh quản chú ý giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gió lùa. Nếu sổ mũi, ngạt mũi phải chữa sớm.
Thuốc tham khảo: Amocxlin 250mg Ðiều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc tại các vị trí sau: - Ðường hô hấp trên (bao gồm cả Tai Mũi Họng) như: viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa; - Ðường hô hấp dưới, như đợt cấp của viêm phế quản mãn, viêm phổi thùy và viêm phổi phế quản; |
Thùy Linh
Theo GDVN