Trẻ em không nên dùng thuốc Colchicin

15:28 14/04/2015

(Giúp bạn)Colchicine không phải là thuốc được chọn lựa để điều trị gút cấp, tuy nhiên, thuốc cũng có hiệu quả trong vòng 12-24 giờ đầu tiên của cơn gút cấp và tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài.

Colchicin là thuốc gì?

Theo Chuyên trang y học của Benh.vn, Colchicin làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể urat và do đó làm ngừng sự tạo thành acid lactic.

Colchicin có nhiều tác dụng

Tác dụng chống bệnh gút: Colchicin làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể urat và do đó làm ngừng sự tạo thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thường vì pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể monosodium urat kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng lên sự đào thải acid uric theo nước tiểu, lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat.

-1

(Ảnh minh họa)

Tác dụng chống viêm không đặc hiệu: Colchicin làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế ứng động hóa học, chuyển hóa và chức năng của bạch cầu đa nhân nên làm giảm các phản ứng viêm. Tác dụng chống viêm của thuốc ở mức độ yếu.

Tác dụng chống phân bào: Colchicin ức chế giai đoạn giữa (metaphase) và giai đoạn sau (anaphase) của quá trình phân chia tế bào do tác động lên thoi và lên sự biến đổi gel - sol. Sự biến đổi thể gel và thể sol ở các tế bào đang không phân chia cũng bị ức chế.

Tác dụng chống phân bào của colchicin gây ra các tác dụng có hại lên các mô đang tăng sinh như tủy xương, da và lông tóc. Colchicin dùng theo đường uống có thể làm giảm hấp thu vitamin B12, mỡ, natri, kali, các đường được hấp thu tích cực như xylose, dẫn đến giảm nồng độ cholesterol và nồng độ vitamin A trong máu. Các tác dụng này do niêm mạc ruột non bị tác dụng của colchicin.

Các tác dụng khác: Làm tăng sức bền mao mạch, kích thích tuyến vỏ thượng thận, phân hủy tế bào lympho, ức chế phó giao cảm, kích thích giao cảm, chống ngứa, gây ỉa chảy, ức chế in vitro khả năng ngưng tập và kết dính tiểu cầu.

Colchicin được hấp thu ở ống tiêu hóa và đi vào vòng tuần hoàn ruột - gan. Nồng độ đỉnh huyết tương xuất hiện sau khi uống 2 giờ. Thuốc ngấm vào các mô, nhất là niêm mạc ruột, gan, thận, lách, trừ cơ tim, cơ vân và phổi. Thuốc được đào thải chủ yếu theo phân và nước tiểu (10 - 20%). Khi liều hàng ngày cao hơn 1 mg thì colchicin sẽ tích tụ ở mô và có thể dẫn đến ngộ độc.

Lưu ý khi dùng thuốc

Sức khỏe đời sống cho biết, khi dùng để điều trị gút, liều lượng, cách dùng và thời gian dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được dùng thuốc cho người mang thai, người bệnh suy gan, thận nặng, người có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp bị bí tiểu.

Đối với người mắc bệnh tim, bệnh gan, thận hay bệnh tiêu hóa, bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc. Không được tiêm colchicin vào cơ thể theo đường dưới da hay tiêm bắp vì sẽ gây đau nhiều ở chỗ tiêm. Colchicin được đào thải qua sữa mẹ.

Người ta chưa thấy trẻ bị ngộ độc qua đường sữa nhưng người mẹ có thể tránh làm nồng độ thuốc cao trong sữa bằng cách uống thuốc vào buổi tối trước khi ngủ và cho con bú sau 8 giờ.

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống colchicin là buồn nôn, nôn, đau bụng, và tiêu chảy. Với liều cao gây tiêu chảy nặng, chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban, tổn thương thận.

Cần ngừng dùng colchicin nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn.

Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24 - 48 giờ. Có thể dùng các thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicin gây ra. Khi điều trị dài ngày, cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng phụ của thuốc hay không, kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu. Khi có các tác dụng phụ thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc.

Nên ngừng dùng colchicin hoặc phải giảm liều.Ngoài các tác dụng phụ trên thuốc có thể gây viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (hồi phục được), tuy nhiên những tác dụng phụ này ít gặp hơn.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Chứng khó tiêu: Nguyên nhân, triệu chứng
-3 Xăm không dùng kim có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
-4 Công dụng và lợi ích của rau chùm ngây
-5 Tại sao tập thể dục vẫn không giảm cân?

Theo GDVN

Comments