Trẻ em không nên uống thuốc Tetracyclin 1%

15:24 14/04/2015

(Giúp bạn)Không nên dùng tetracyclin cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi do việc sử dụng các thuốc nhóm tetracyclin đối với đối tượng này có thể gây biến màu răng vĩnh viễn. Thuốc có thể gắn vào và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

Theo Dược sĩ Hoàng Thu Thủy, Tetracyclin là một kháng sinh rất quen thuộc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Hiện nay do mức độ kháng thuốc nghiêm trọng của vi khuẩn và do đã có nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác tốt hơn thay thế nên tetracyclin được sử dụng một cách hạn chế.

Nhưng các bệnh nhiễm khuẩn do Chlamydia như: viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang, bệnh mắt hột, viêm niệu đạo không đặc hiệu...; Hay nhiễm khuẩn do Rickettsia, bệnh dịch hạch, dịch tả, trứng cá... người ta vẫn phải sử dụng tới tetracyclin.

-1

Không được dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ dưới 8 tuổi

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuốc là có thể gây biến màu răng vĩnh viễn, làm giảm sản men răng, ức chế sự phát triển xương do thuốc gắn vào xương trong quá trình tạo xương mới và ảnh hưởng tới quá trình hình thành xương và răng ở trẻ.

Vì vậy, không được dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ dưới 8 tuổi. Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận xảy ra ở khoảng 7-20% số người dùng thuốc, phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị. Thường gặp nhất là về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Cũng giống như các kháng sinh khác, thuốc có thể gây phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả nấm (tăng phát triển vi khuẩn kháng kháng sinh) và nguy cơ phát triển vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh. Trường hợp xảy ra bội nhiễm, cần ngừng thuốc và thay thế bằng một phác đồ khác thích hợp.

Thuốc được dùng điều trị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, điều trị đại trà bệnh mắt hột ở vùng có dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Để điều trị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, tra thuốc mỡ 3 - 4 lần/ngày.

Dự phòng viêm kết mạc trẻ sơ sinh, khi trẻ mới sinh, lau sạch mắt bằng gạc tiệt khuẩn rồi tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất. Sau khi tra, cần nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp cho thuốc mỡ trải rộng. Đối với bệnh mắt hột, người lớn và trẻ em (điều trị ngắt quãng), tra thuốc mỡ vào từng mắt 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc 1 lần/ngày trong 10 ngày.

Tra thuốc như trên trong 6 tháng liền và nhắc lại nếu cần thiết. Khi cần điều trị tăng cường liên tục, tra thuốc mỡ vào từng mắt, 2 lần/ngày, trong ít nhất 6 tuần.Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với nhóm kháng sinh tetracyclin. Dùng thuốc kéo dài có thể dẫn đến tăng phát triển các vi sinh không nhạy cảm. Người bệnh có thể bị phát ban, cảm giác châm đốt (hiếm gặp), nóng rát... khi dùng thuốc.

Tham khảo thuốc: Tetracyclin 1%

Thuốc được dùng điều trị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, điều trị đại trà bệnh mắt hột ở vùng có dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Để điều trị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, người lớn và trẻ em trên 8 tuổi.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Tinh dịch tốt cho sức khỏe của phụ nữ
-3 Sản phụ không nên dùng than để sưởi
-4 Kem chống nắng có ngăn được ung thư da không?
-5 Giải rượu bằng thực phẩm tự nhiên

Theo GDVN

Comments