Ung thư đầu mặt cổ

15:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Ung thư đầu mặt cổ bao gồm tất cả các ung thư xuất phát từ vùng môi, lợi, lưỡi, sàn miệng, vòm họng, hạ họng, thanh quản, hốc mũi.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc đưa tin, ung thư đầu mặt cổ bao gồm tất cả các ung thư xuất phát từ vùng môi, lợi, lưỡi, sàn miệng, vòm họng, hạ họng, thanh quản, hốc mũi. Mỗi vùng có triệu chứng và diễn biến bệnh lý khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày một tăng nhanh trên toàn cầu.

Ở nhiều người, toàn bộ đường hô hấp và tiêu hóa luôn chịu tác động của thuốc lá và rượu dẫn đến hậu quả “niêm mạc bị kết án” và “sự ung thư hóa vùng”.

Điều đáng nói là khoang miệng là một khoang nằm ngay phía ngoài, do vậy việc thăm khám rất dễ dàng, thậm chí bệnh nhân có thể tự phát hiện được.

Việc phát hiện sớm, cải thiện đáng kể tỉ lệ tử vong cũng như tỉ lệ sống thêm, đặc biệt là nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 95% và một số trường hợp khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện muộn, việc can thiệp các biện pháp điều trị sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, tỷ lệ sống thêm thấp.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư đầu mặt cổ?

-Ung thư đầu mặt cổ thường xảy ra ở tuổi trên 45, nhưng có thể xuất hiện sớm hơn nếu bắt đầu hút thuốc uống rượu khi còn trẻ.Nam giới thường gặp hơn với tỷ lệ nam/nữ khoảng 3/1. Nhưng ung thư tuyến giáp thường xảy ra ở phụ nữ hơn.

-Hút thuốc lá, thuốc lào (cả chủ động, thụ động) và lạm dụng rượu là các yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư hạ họng. Nếu bạn vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu nguy cơ cao gấp từ 6 – 28 lần so với người không có các yếu tố này. Ở Mỹ, 95% ung thư đầu cổ đều do hút thuốc lá và uống rượu.

-Nhiễm HPV (loại virut có liên quan đến ung thư sinh dục) cũng thường được tìm thấy trong ung thư miệng và amidan.Virut Epstein – Barr liên quan đến ung thư vòm họng, loại ung thư này không liên quan đến hút thuốc lá, nhưng có sự phối hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.

-Vệ sinh răng miệng kém, hàm răng giả khớp không tốt, răng mẻ đưa đến kích thích lâu ngày, tập tục nhai trầu và hút thuốc đưa tới dị sản và ung thư niêm mạc miệng.

-Bức xạ ánh sáng mặt trời gây ung thư môi, da.Những người làm nghề mộc, làm việc với chất kền liên quan đến ung thư các xoang.

-Ăn ít rau quả, bị ảnh hưởng phóng xạ có thể gây ung thư tuyến nước bọt, tuyến giáp.

Khi nào nên đi khám để biết có bị các bệnh ung thư đầu mặt cổ?

-Tất cả những người hút thuốc và đặc biệt là những người có uống rượu kèm theo đều phải đi khám định kỳ hàng năm.

-Những triệu chứng vùng đầu cổ kéo dài trên 4 tuần phải được khám xét kỹ lưỡng.

-Viêm loét miệng dai dẳng, điều trị kháng sinh không đỡ.

-Đau họng hoặc khàn tiếng mạn tính.

-Khó nhai hoặc khó nuốt.

-Đau tai, ù tai, ngạt mũi.

-Đau đầu.

-Có cục hoặc khối bất thường vùng cổ.

-Tự quan sát thấy có tổn thương như mảng đổi màu trắng hoặc đỏ, loét hay dày lên bất thường trong miệng.

-Những bệnh nhân đã bị một ung thư ở vùng đầu cổ có nguy cơ cao bị ung thư thứ hai ở vùng đầu cổ và phổi, bởi vậy cần phải theo dõi thường xuyên và định kỳ.

Chẩn đoán bệnh ung thư đầu mặt cổ

-Khi đi khám, người bệnh sẽ được hỏi về bệnh sử và khám lâm sàng kỹ lưỡng.

-Khám tai mũi họng,  nội soi tai mũi họng.

-Xét nghiệm máu định lượng IgA và IgG, nếu nghi ngờ ung thư vòm họng.

-Siêu âm vùng đầu mặt cổ, ổ bụng.

-Chụp Xquang phổi.

-CT hoặc MRI để phát hiện những khối u xâm lấn hoặc ở các vị trí khó khám trên lâm sàng.

-Làm xét nghiệm tế bào hoặc sinh thiết nếu có tổn thương.

Phòng ngừa ung thư đầu mặt cổ

Báo Giáo dục Việt Nam cho biết, để phòng ngừa ung thư, mọi người cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá...

Thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi họng; Làm việc trong môi trường độc hại phải có dụng cụ bảo vệ; Khám điều trị sớm bệnh đầu mặt cổ; Để phát hiện bệnh sớm đòi hỏi mỗi người bệnh khi có các biểu hiện như: khàn tiếng, nuốt vướng nuốt khó, ngạt mũi, ù tai một bên hoặc hai bên, có khối u - hạch vùng cổ, vết loét vùng cổ nên đến ngay có sở y tế để được khám xét nghiệm phát hiện kịp thời.

Đặc biệt, đối với những người từ 50 tuổi trở lên có tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu lâu năm hoặc một số người làm việc trong môi trường độc hại khi có các triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế khám đồng thời để bảo vệ sức khỏa cho bản thân mọi người cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần./.

Tham khảo thuốc:

Aspirin Plus C: Aspirin được dùng điều trị viêm và đau do nhiều thể viêm khớp gây ra, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter và viêm xương khớp, cũng như những tổn thương mô mềm như viêm gân và viêm bao hoạt dịch.

Trà Mi

Nên đọc
-1 Tác hại của thiết bị điện tử đến trẻ nhỏ
-2 Khắc phục tính tiểu tiện mất tự chủ
-3 Cách tắm nắng hợp lý cho trẻ vào mùa đông
-4 Mẹ sinh quá dày hoặc quá thưa, con dễ tự kỷ

Theo GDVN

Comments