Vì sao bị chảy máu cam?
(Giúp bạn)Chảy máu cam hay chảy máu mũi hiện tượng niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch dày, thành mạch đàn hồi kém.
Từ nhỏ tôi vẫn khỏe mạnh, hiện nay đang mang thai tháng thứ 7, đã 2 lần bị chảy máu cam. Xin hỏi nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? (Phạm Thị Hiền - Quảng Trị)
BS. Trần Mạnh Toàn trả lời trên Sức khỏe đời sống:
Không biết bạn có đi khám thai thường xuyên không, nếu những lần khám thai đo huyết áp đều bình thường mà thỉnh thoảng tự nhiên chảy ít máu cam lượng máu ít thì cũng không đáng ngại. Vì khi mang thai, estrogen tiết ra nhiều hơn làm cho niêm mạc mũi giãn nở, mạch máu ứ đầy máu, rất dễ bị chảy máu (mũi, chân răng...).
Khi bị chảy máu cam không nên hoảng hốt mà hãy lập túc cầm máu
Nếu bị chảy máu cam, bạn không nên lo sợ, hoảng hốt mà nên ngồi yên một chỗ, đầu ngửa ra, nếu có thể nằm là tốt nhất, sau đó dùng ngón tay ấn trên cánh mũi một lúc. Nếu có bông sạch đút vào 2 lỗ mũi càng tốt. Phối hợp dùng khăn nhúng nước mát đắp lên trán giúp co mạch sẽ nhanh cầm hơn. Thông thường ấn và làm như vậy vài phút là cầm máu. Chú ý khi ngửa đầu máu sẽ chảy qua lỗ mũi vào trong họng, nên nhổ ra đừng nuốt vào. Nếu xử trí như trên mà máu vẫn chảy hoặc chảy nhiều lần thì nên đi khám bác sĩ.
Để quá trình mang thai và sinh đẻ an toàn, bạn nên đăng ký khám thai tại cơ sở y tế, uống viên sắt, chú ý dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu thấy các biểu hiện khác thường như phù, nhức đầu cần đi khám, đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để được điều trị sớm nếu có nhiễm độc thai nghén.
Năm nay em 17 tuổi. Từ khi học cấp 2 em đã rất hay bị chảy máu cam, thường thì một ngày phải bị từ 2 đến 3 lần. Mẹ em bảo em bị nóng trong nên mỗi ngày cho em uống 1 cốc nước cam và dần dần tình trạng này cũng được cải thiện. Tuy nhiên, chứng bệnh này vẫn không thể khỏi hoàn toàn được cho dù cho tần suất chảy máu đã ít đi (mỗi tuần chỉ bị khoảng 3 lần). Liệu em có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không và phải làm thế nào để điều trị dứt điểm tình trạng này ạ?
Các bác sĩ trả lời trên Khám phá:
Thông thường, bị chảy máu cam là do các mao mạch ở cuống mũi không bền, bị vỡ, gây chảy máu. Cũng có thể là do chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh gây va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...), do viêm đường hô hấp hay do thời tiết quá khô.
Nếu chảy máu cam do giảm sức bền thành mạch thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở lứa tuổi từ 16 trở lên mà bị chảy máu cam thường xuyên (không do các nguyên nhân kể trên gây nên) thì rất có thể em đang mắc phải một số các bệnh lý nguy hiểm khác.
Hơn nữa, em cũng phải căn cứ vào tần số chảy máu, bị chảy máu một bên mũi hay hai bên mũi… để xác định tính chất nguy hiểm của bệnh. Nếu thỉnh thoảng mới bị chảy máu cam, chảy đều cả hai bên mũi thì không mấy đáng ngại.
Ngược lại, nếu chỉ bị chảy máu cam ở một bên mũi kèm theo triệu chứng nhức đầu ở cùng phía với mũi bị chảy máu thì em không nên coi thường. Rất có thể dó là dấu hiệu của dị tật trong mũi, ung thư vòm họng hoặc do khối u mũi polip, ung thư cuống mũi... hoặc do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu).
Vì vậy, bác sĩ khuyên em tốt nhất đừng nên tự chữa bệnh bằng mẹo ở nhà mà hãy đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh diễn biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Ngoài ra, em cũng nên chú ý những điều sau:
- Khi bị chảy máu cam, cần phải dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước. Cũng có thể dùng bông, gạc để cầm máu.
Các bạn chú ý: thói quen ngửa mặt khi bị chảy máu cam không những không có tác dụng cầm máu mà còn có thể làm máu chảy ngược trở lại cổ họng, gây ra hiện tượng khó thở hoặc nôn mửa.
- Tăng cường bổ sung Vitamin C bằng cách ăn các loại hoa quả có vỏ màu xanh như cam, chanh, ổi, kiwi… để làm vững thành mạch máu.
Tham khảo thuốc: 3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ.. |
Trà Mi
Theo GDVN