Viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
(Giúp bạn)Viêm da dị ứng là tình trạng dị ứng biểu hiện trên da, gây viêm da và ngứa, đây là một bệnh mãn tính, kéo dài, hay tái phát trong cuộc sống.
Trước hết, viêm da dị ứng là gì?
Theo Tiền phong, viêm da dị ứng là tình trạng dị ứng biểu hiện trên da, gây viêm da và ngứa, đây là một bệnh mãn tính, kéo dài, hay tái phát trong cuộc sống, bệnh có thể xảy ra ở da bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở vùng mặt và tay – chân, bệnh có xu hướng bùng phát từng đợt theo chu kỳ, sau đó giảm dần.
Nguyên nhân
Về nguyên nhân, viêm da dị ứng là một bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó vai trò của gen tương tác với yếu tố môi trường là cơ chế bệnh sinh chính của bệnh, các dị nguyên trong không khí như bọ nhà, lông chó, lông mèo, nấm mốc và một số dị nguyên thức ăn được cho là vai trò chủ yếu trong các đợt cấp của bệnh, đôi khi có bội nhiễm do vi khuẩn chủ yếu như là chủng tụ cầu vàng.
(Ảnh minh họa)
Qua trình bày trong thư của vị độc giả này, tình trạng dị ứng chỉ đề cập có ở mặt mà không thấy đề cập vị trí khác, thì ít nghĩ đến nguyên nhân do thức ăn, vì nếu tình trạng dị ứng do thức ăn thì ít biểu hiện chỉ có ở mặt mà còn nhiều vị trí có da, có phần da mỏng tương đương da ở mặt như ở bụng, ngực, lưng, mặt trong đùi, cánh tay...
Vì theo cơ chế, sau khi thức ăn đi vào đường tiêu hóa sẽ hấp thu qua ruột non vào máu, nếu xảy ra tình trạng dị ứng sẽ phóng thích Histamine gây tình trạng dị ứng như đã kể trên, ít khi chỉ có biểu hiện ở mặt.
Ví dụ như tình trạng mày đay do thức ăn là một minh chứng, các sần phù nổi nhiều vị trí trên cơ thể, còn nếu chỉ có dị ứng ở mặt thì phần lớn là từ các chất tiếp xúc trực tiếp như xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, khăn lau mặt, thuốc trị một số bệnh như mụn trứng cá…
Điều trị
Sức khỏe và đời sống cho biết, vì nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp nên muốn điều trị hiệu quả phải loại trừ được nguyên nhân gây dị ứng. Hội Dị ứng Miễn dịch châu Âu và Hội Dị ứng - Hen phế quản Mỹ vừa đưa ra hướng dẫn điều trị theo các bước từ 1 - 4 tùy theo mức độ nặng của bệnh.
Các thuốc sử dụng điều trị viêm da dị ứng bao gồm: thuốc bôi corticosteroid, ức chế calcineurin, doxpin, kem kháng sinh khi có bội nhiễm. Sử dụng tia UV với liều thích hợp để điều trị, thuốc uống kháng histamin, uống kháng sinh nếu tình trạng bội nhiễm nặng không kiểm soát được bằng kháng sinh tại chỗ.
Thuốc ức chế miễn dịch đường uống như corticosteroid, cycloporin A, azathioprin điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên khi có các bệnh phối hợp như hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp bệnh nặng không kiểm soát được bằng một loại thuốc đơn độc, bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu pháp điều trị kết hợp nhiều loại thuốc.
Như vậy, việc điều trị viêm da dị ứng là rất phức tạp nên phải do bác sĩ chuyên khoa khám chỉ định dùng thuốc cũng như theo dõi khi điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần biết cách kiểm soát các yếu tố làm nặng bệnh như vệ sinh môi trường sống, chế độ ăn giàu dinh dưỡng, không hút thuốc lá, rượu bia, không mặc quần áo có chất liệu tổng hợp, len, nên sử dụng sữa tắm trung tính, nước tắm có độ nóng vừa phải để bảo vệ tính axít sinh lý của da; có thể chăm sóc da bằng kem dưỡng ẩm với người có cơ địa da khô...
Nếu cháu đã điều trị nhiều lần mà bệnh vẫn nặng lên thì cháu nên đến khám tại chuyên khoa miễn dịch dị ứng lâm sàng để xác định nguyên nhân và dùng thuốc thích hợp với mức độ của bệnh.
Tham khảo thuốc: Vitamin A Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hoá. Khi thiếu vitamin A, quá trình tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi. |
Tú Liên
Theo GDVN