Viêm màng não do virus

15:49 14/04/2015

(Giúp bạn)Nếu bệnh nhân viêm não virut không tử vong có thể để lại nhiều loại di chứng khác nhau, trong đó chủ yếu là các di chứng về tâm thần kinh.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, viêm màng não là bệnh chứng do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Đa số là do vi trùng hay siêu vi trùng từ nơi khác trong cơ thể qua máu lan vào dịch não tủy, nhưng một số rất ít cũng có thể do loại nấm hay ký sinh trùng.

Viêm màng não do virut nghiêm trọng nhưng hiếm khi gây tử vong ở những người có hệ miễn dịch bình thường. Thông thường, triệu chứng kéo dài 7 đến 10 ngày và bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Trái lại, viêm màng não do vi khuẩn có thể rất nghiêm trọng và có thể gây nên khuyết tật hoặc tử vong nếu không được điều trị sớm.

Bệnh do nhiều loại virut gây ra như Arbovirus, các virut đường ruột, virut thủy đậu, quai bị...

Yếu tố nguy cơ gây viêm màng não do vi rút

Mùa hè nóng ẩm, muỗi phát triển nhiều, trong khi nhiều người ngại mắc màn khi ngủ đã tạo điều kiện cho muỗi đốt nên nguy cơ viêm não càng cao. Mặt khác cũng do nóng bức, trẻ em thường chỉ mặc quần đùi, áo cộc tay hoặc cởi trần nên càng dễ bị muỗi đốt, làm tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm não.

-1

Triệu chứng, biểu hiện viêm màng não do vi rút

Triệu chứng có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc cũng có thể sau vài ngày, thường là sau khi bị cảm lạnh hoặc là chảy mũi, tiêu chảy, nôn ói, hoặc những dấu hiệu khác của lây nhiễm biểu hiện ra. Triệu chứng ở người lớn có thể khác với triệu chứng ở trẻ em:

1. Dấu hiệu ở trẻ nhũ nhi:

-      Sốt

-      Bức rứt

-      Ăn, bú kém

-      Khó đánh thức

2. Dấu hiệu ở trẻ lớn và người lớn:

-     Sốt cao

-     Đau đầu nhiều

-     Cứng cổ

-     Nhạy cảm với ánh sáng

-     Buồn ngủ hoặc khó đánh thức

-     Không muốn ăn uống

Lưu ý:

- Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu trên có thể không điển hình và khó phát hiện nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng là: nôn mửa, thóp phồng (nếu còn thóp), khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bồng lên hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.

- Do viêm não có thể xuất hiện sau hoặc đồng thời với các bệnh nhiễm virut nên ở bệnh nhi có những triệu chứng đặc trưng của các bệnh này trước khi có biểu hiện viêm não. Viêm não cấp tính thường diễn biến từ 1- 3 tuần, nếu hồi phục cũng rất chậm, phải từ vài tuần đến vài tháng bệnh nhi mới hồi phục được chức năng tối đa.

Chẩn đoán viêm màng não do vi rút

Cũng theo Sức khỏe & đời sống, viêm màng não do siêu vi thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm dịch não tủy của bệnh nhân. Xét nghiệm có thể cho biết là bệnh nhân bị nhiễm virus hoặc là vi trùng. Nguyên nhân chính xác của viêm màng não siêu vi có thể thỉnh thoảng được tìm thấy qua các xét nghiệm mà nó chỉ ra loại virus nào đã bị nhiễm; tuy nhiên, nhận dạng chính xác loại virus gây nên viêm màng não có thể là khó.

Bởi vì triệu chứng của viêm màng não virus thì giống như của viêm màng não do vi trùng, là loại thường nặng hơn và có thể tử vong, cho nên việc xét nghiệm người theo dõi viêm màng não để có sự điều trị thích hợp và xét nghiệm dịch não tủy là quan trong. Việc nhập viện có thể cần thiết ở những trường hợp nặng hoặc là ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Phòng ngừa viêm màng não do vi rút

- Do việc điều trị cũng rất khó khăn và nhiều di chứng nên phương châm đối phó với bệnh viêm não do virut là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

- Bản thân bệnh viêm não thì không thể phòng ngừa được, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa các bệnh có thể dẫn đến viêm não. Đó là các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như sởi, quai bị, thủy đậu... có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng. Đối với bệnh viêm não đã có vaccin như viêm não Nhật Bản B thì tiêm vaccin cho cả trẻ em và cả người lớn để bảo vệ.

-  Phòng bệnh viêm não do Arbovirus chủ yếu là chống muỗi đốt và diệt muỗi.

-  Chống muỗi đốt bằng cách mặc quần dài, áo dài tay, đeo tất che chân. Tránh cho trẻ em chơi ngoài trời vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, vì đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Luôn ngủ trong màn kể cả ngủ ban ngày.

-  Diệt muỗi bằng cách: dùng các chất phun diệt muỗi. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà để loại bỏ nơi muỗi đậu và đẻ. Đậy kỹ các vật dụng chứa nước không cho muỗi bay vào đẻ trứng. Loại bỏ các dụng cụ có khả năng đọng nước như mảnh bát vỡ, gáo dừa, ống lon, vỏ xe... là nơi có thể chứa nước và muỗi để trứng.

-  Diệt lăng quăng bằng các phương pháp dân gian như thả cá bảy màu vào các nơi đựng nước; đậy kín các vật chứa nước không cho muỗi vào đẻ.

-  Gần đây, người ta còn diệt bọ gậy bằng hạt nở polystyrene: rải lên trên mặt nước nhằm tạo thành một lớp nổi phủ kín mặt nước. Với một lớp các hạt nở dày khoảng từ 1 - 2cm phủ hết toàn bộ mặt nước là đủ để ngăn muỗi đẻ trứng trên mặt nước và làm cho bọ gậy muỗi sẽ chết do không tiếp xúc được với mặt nước để thở. Đặc điểm của hạt nở polystyrene là không bị phân hủy và có khả năng nổi trên mặt nước được một vài năm. Hạt nở polystyrene không độc hại đối với người, động vật, cá và khi thả vào nước uống cũng bảo đảm an toàn.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những hiểu lầm tai hại về mụn trứng cá
-3 Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh lao
-4 Rửa mũi đúng cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh về mũi
-5 Nhiễm giun tóc

Theo GDVN

Comments