Viêm tuyến tiền liệt là bệnh gì?

15:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm tuyến tiền liệt rất thường gặp ở đàn ông. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị đúng.

Những dạng bệnh viêm tuyến tiền liệt

Chia sẻ trên Tuổi trẻ Online, PGS.TS Vũ Lê Chuyên - phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM cho biết, tuyến tiền liệt là một cơ quan nằm ở cổ bàng quang, bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Tuyến tiền liệt có chức năng giúp kiểm soát nước tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch.

Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trung niên, có hoạt động tình dục và được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn.

Theo PGS Chuyên, nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính là do nhiễm trùng từ niệu đạo, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng qua quan hệ tình dục, có khi bị nhiễm trùng qua đường máu (ít gặp)...

Nếu bị viêm cấp tính mà không điều trị triệt để sẽ dẫn tới áp xe tuyến tiền liệt. Còn nếu không điều trị đúng cách, dễ bị nhiều biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, bí tiểu cấp tính, viêm mào tinh hoàn...

Trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn từ dưới lên, kèm theo các bệnh hoa liễu sau các cuộc giao hợp. Chủng loại vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường là E.coli, ngoài ra còn gần chục loại vi khuẩn khác có thể gây bệnh nhưng ít hoặc hiếm gặp hơn như clamydia, gonocoque, vi khuẩn lậu...

Đặc điểm của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là viêm kéo dài kèm theo các cơn đau từng đợt cách quãng.

Biến chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính tùy thuộc vị trí tổn thương viêm: nếu ổ viêm ở chỏm tuyến tiền liệt sẽ phát triển thành những tổ chức xơ, gây ra tiểu khó vì xơ cứng cổ bàng quang; nếu viêm ở vùng đáy sẽ gây ra những đợt viêm kịch phát, nguồn gốc của những đợt đau và chảy mủ không liên tục. Đôi khi bệnh nhân còn bị hoại tử, bị vôi hóa tuyến tiền liệt ở chỗ bị viêm nhiễm, xuất tinh ra máu.

Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn thì việc tìm nguyên nhân bệnh rất khó. Biểu hiện của bệnh giống các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.

-1

Điều trị viêm tuyến tiền liệt như thế nào?

Những người có yếu tố nguy cơ cao bị viêm tuyến tiền liệt là người có tuyến tiền liệt to, người hay bị sỏi thận, người hay bị nhiễm trùng đường tiểu và người có những bế tắc đường tiểu dưới như hẹp bao quy đầu.

Theo PGS Chuyên, một trong những yếu tố làm bệnh viêm tuyến tiền liệt khó điều trị là “hàng rào” mô của tuyến tiền liệt ít cho kháng sinh thâm nhập. Vì vậy, kháng sinh chỉ vào được tuyến tiền liệt khoảng 10-20% hàm lượng thuốc uống nên phải kéo dài thời gian điều trị thuốc có khi lên đến 12 tuần.

Thậm chí một số trường hợp khi điều trị bác sĩ phải đeo găng, đưa tay vào hậu môn bệnh nhân để xoa bóp tuyến tiền liệt cho chảy mủ ra, bơm nitrate bạc vào niệu đạo.

Sau đó kết hợp uống thuốc kháng sinh. Việc điều trị này phiền phức cho cả bác sĩ, bệnh nhân và ít bác sĩ biết điều trị đúng cách vì bác sĩ nội khoa thì không rành việc xoa bóp, còn bác sĩ ngoại khoa thì thường chỉ chú ý đến những bệnh nhân cần phẫu thuật.

Nếu điều trị đúng bệnh có thể khỏi trong vòng hai tháng, tuy nhiên nếu những yếu tố nguy cơ vẫn còn thì dễ bị tái phát. Chi phí điều trị cũng khá rẻ. Tiền thuốc một tuần chỉ 40.000-50.000 đồng, cao nhất cũng chỉ 300.000-400.000 đồng/tuần. Việc điều trị thường phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị.

Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính phải cho nằm nghỉ trên giường, ngồi ngâm trong nước ấm, nếu bí tiểu phải dẫn lưu nước tiểu, uống kháng sinh. Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính phải được sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể thấm sâu vào tuyến tiền liệt kéo dài 4-12 tuần.

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt tuyệt đối bỏ rượu, bia, không ăn thức ăn cay nóng (tiêu, ớt, gừng) và phải uống thật nhiều nước, giữ gìn vệ sinh, quan hệ tình dục lành mạnh.

Loại bỏ những yếu tố nguy cơ như còn bao quy đầu thì phải cắt bỏ, điều trị sớm và đúng khi bị nhiễm trùng niệu, có sỏi thận thì phải điều trị đúng phương pháp. Bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ điều trị.

-2

Những món ăn cho người bệnh viêm tuyến tiền liệt

Chia sẻ trên Báo điện tử Người lao động, Lương y Đinh Công Bảy cho biết, viêm tuyến tiền liệt (TTL) có 2 thể là viêm TTL cấp và viêm TTL mạn.

+ Viêm TTL cấp: thường có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu đau, có khi có máu, kèm theo sốt. Đông y gọi là nhiệt lâm, huyết lâm (lâm có nghĩa là đi tiểu khó, tiểu buốt) do thấp nhiệt hoặc do khí huyết ứ trệ.
Sau đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm TTL cấp:

Canh vỏ dưa hấu, mướp hương, diếp cá:

- Nguyên liệu: Vỏ trắng dưa hấu 100 g, rau diếp cá 30 g, mướp hương 30 g, gia vị các loại.

- Cách làm: Tất cả rửa sạch, cho vào nồi cùng lượng nước thích hợp để nấu thành canh, nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.

Vỏ dưa hấu xào cà-rốt:

- Nguyên liệu: Vỏ trắng dưa hấu 200 g, cà rốt 200 g, gừng tươi 5-10 g, gia vị các loại.

- Cách làm: Vỏ trắng dưa hấu rửa sạch, xắt lát; cà rốt xắt lát, gừng tươi đập giập.

Xào chín tất cả với dầu ăn, nêm gia vị vừa ăn.

Dùng trong bữa cơm hoặc ăn vào lúc đói bụng.

Cháo vỏ dưa hấu:

- Nguyên liệu: Vỏ dưa hấu 60 g, mạch nha 20 g, ý dĩ 20 g, gạo tẻ 50 g.

- Cách làm: Nấu tất cả thành cháo đặc, thêm ít đường hoặc mật ong vừa ăn, dùng ăn trong ngày, vào lúc đói bụng.

- Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đi tiêu lỏng, kiêng dùng.

Ngoài ra, còn một số món ăn bổ ích khác cho người bệnh như: Nước bí đao, rễ tranh, bạch hoa xà thiệt thảo; nước rễ tranh, rau má; cháo ý dĩ (hạt bo bo), kiều mạch; cháo đậu đỏ, rễ tranh; cháo đậu đỏ, ý dĩ; canh bí đỏ, đậu xanh...

-3

+ Viêm TTL mạn tính: có biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu ở vùng hội âm, vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục trắng, tiểu sót, có khi tiểu ra máu, ra tinh.
Sau đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm TTL mạn:

Cháo hoài sơn (khoai mài), xa tiền tử (hạt mã đề):

- Nguyên liệu: Hoài sơn 30 g, xa tiền tử 12 g.

- Cách làm: Hoài sơn nghiền thành bột, cho vào nồi với nước sạch, trộn đều. Xa tiền tử cho vào túi vải, để vào nồi nấu chung với hoài sơn, để lửa nhỏ nấu thành cháo, thêm ít đường, chia 2 lần ăn trong ngày.

Canh tôm nấu đậu hũ (đậu phụ):

- Nguyên liệu: Tôm thẻ (hoặc tép sông) 50-100 g, đậu hũ 3 miếng, hành, gừng, gia vị vừa đủ.

- Cách làm: Tôm làm sạch, đậu hủ rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cho 2 thứ vào nồi nước, nấu sôi 10- 20 phút, cho tiếp hành, gừng, gia vị vào để nêm vừa miệng. Dùng nóng trong bữa cơm.

Ngoài ra, còn có các món ăn khác như: Canh cà chua, đậu hũ; cháo sinh địa, mã đề; canh sườn non, rong biển...

Để bảo vệ TTL, nam giới trên 55 tuổi nên ăn mỗi ngày khoảng 200 g bông cải, 2 quả cà chua tươi hoặc một chén xốt cà chua.

Trong ngày, người bị viêm TTL nên uống nhiều nước (từ 2 đến 2,5 lít, nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết), ăn nhiều loại canh rau củ.

Cần ăn thêm nhiều loại trái cây mọng nước, ít ngọt, không hút thuốc lá, kiêng các thức ăn nhiều gia vị có tính kích thích và nóng như tiêu, tỏi, ớt, riềng, nghệ, gừng, cà ri...

Tập luyện thể dục, dưỡng sinh, hoặc một số môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, chạy chậm... Một số thực phẩm có ích cho người bị viêm TTL là dưa hấu, bông cải trắng hoặc bông cải xanh, cà chua...

Thuốc tham khảo: Phythizol

- Hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới, cải thiện dần các triệu chứng khó tiểu, đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.

- Giúp giảm cholesterol cao trong máu, giảm xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch, hạn chế sự lão hoá của các bộ phận trong cơ thể của đàn ông trong quá trình điều trị phì đại tiền liệt tuyến.

Thùy Linh

Nên đọc
-4 Nấm - Thực phẩm vàng cho nam giới
-5 Những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới
-6 Nam giới có thể bị vô sinh vì biện pháp tránh thai nam
-7 Nhôm và đồ nhựa có thể gây vô sinh ở nam giới

Theo GDVN

Comments