Biết lắng nghe để giao tiếp thành công

Biện Như Thinh 15:24 04/10/2016

(Giúp bạn) - Có lẽ rất nhiều người nghĩ rằng đã giao tiếp thành công thì phải nói giỏi. Nhưng thực sự biết lắng nghe mới là chìa khóa cho tất cả các cuộc giao tiếp hiệu quả.

Lắng nghe là là một phần quan trọng tạo nên kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Không có khả năng lắng nghe thông điệp hiệu quả dễ dẫn tới sự hiểu nhầm, cuộc giao tiếp bị phá vỡ và người gửi thông điệp có thể cảm thấy thất vọng và thiếu kiên nhẫn.

Giao tiếp quan trọng tới mức rất nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu đưa ra khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên của họ. Điều này không có gì bất ngờ khi bạn thấy rằng kỹ năng giao tiếp tốt có thể làm hài lòng khách hàng, hiệu suất làm việc cao hơn với ít lỗi mắc phải, tăng cường chia sẻ thông tin giúp công việc sáng tạo hơn.

 lắng nghe là một phần quan trọng trong kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Nhiều nhà doanh nhân và nhà lãnh đạo thành công tin rằng thành công của họ một phần bởi kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng tạo nền tảng cho tất cả các mối quan hệ tích cực của con người. Dành thời gian suy nghĩ về điều đó và phát triển kỹ năng giao tiếp cũng như lắng nghe của bạn- chúng là những bước đệm đi tới thành công. 

Trước hết để giao tiếp thành công, bạn cần có kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe hiệu quả đòi hỏi sự tập trung và việc sử dụng các giác quan khác của bạn, không chỉ đơn thuần là nghe từ được nói ra. Một người biết lắng nghe sẽ lắng nghe không chỉ những gì đang được nói, mà còn là những gì chưa nói hoặc nói một phần.

Lắng nghe hiệu quả liên quan đến việc quan sát ngôn ngữ cơ thể và chú ý tới mối liên hệ giữa các thông điệp bằng lời nói và cả không lời. Ví dụ, nếu ai đó nói với bạn rằng họ hài lòng với cuộc sống của họ nhưng nghiến răng hay đôi mắt buồn rầu, bạn nên xem xét các thông điệp bằng lời nói và không lời đang có mâu thuẫn, họ có thể không nghĩ như gì họ nói.  

Ngừng nói và lắng nghe để giao tiếp hiệu quả:

 ngừng nói và lắng nghe để giao tiếp hiệu quả

Có ai đó đã từng nói rằng: “Nếu chúng ta được cho rằng cần nói nhiều hơn lắng nghe, chúng ta sẽ có hai cái lưỡi và một chiếc tai”. Đừng nói nhiều, hãy lắng nghe. Khi một ai đó đang nói, hãy lắng nghe những gì họ nói, đừng ngắt lời họ, chen ngang lời họ. Đừng làm vậy, mà chỉ lắng nghe. Khi một người khác kết thúc câu chuyện, bạn có thể làm rõ ràng để đảm bảo bạn đã nhận được thông điệp của họ một cách chính xác.

Chuẩn bị tinh thần lắng nghe để giao tiếp hiệu quả:

 chuẩn bị tinh thần lắng nghe để giao tiếp hiệu quả

Thư giãn. Tập trung vào người nói. Đặt những thứ khác ra khỏi tâm trí. Tâm trí con người có thể dễ dàng bị phân tâm bởi những tư tưởng khác – ăn gì vào bữa trưa, khi nào cần bắt chuyến tàu, trời sẽ mưa chứ ... cố gắng đặt những suy nghĩ khác ra khỏi đầu bạn và tập trung vào thông điệp đang được truyền đạt.

Để người nói cảm thấy thoải mái hãy lắng nghe khi giao tiếp:

Giúp người nói cảm thấy tự do nói chuyện. Nhớ những nhu cầu và quan tâm của họ. Gật đầu hoặc sử dụng cử chỉ hoặc từ ngữ để khuyến khích họ tiếp tục. Duy trì giao tiếp bằng mắt nhưng đừng nhìn chằm chằm. Điều đó chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe và thấu hiểu những gì đang được nói

Tập trung để lắng nghe giúp giao tiếp hiệu quả:

tập trung để lắng nghe giúp giao tiếp hiệu quả 

Tập trung vào những gì đang được nói: đừng vẽ nguệch ngoạc, gấp giấy, nhìn ra cửa sổ hoặc tương tự. Tránh những gián đoạn không cần thiết. Những hành vi làm gián đoạn quá trình lắng nghe và gửi thông điệp cho thấy bạn đang buồn chán hoặc mất tập trung

Lắng nghe thông cảm cho quan điểm của người khác sẽ giao tiếp hiệu quả:

Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Xem xét vấn đề từ quan điểm của họ. Bỏ qua những định kiến. Bằng việc có một suy nghĩ cởi mở, chúng ta có thể thông cảm hơn với người nói. Nếu người nói nói điều gì đó bạn không đồng ý, hãy đợi và đóng góp quan điểm phản đối sau nhưng luôn giữ một suy nghĩ cở mở với ý kiến và quan điểm của người khác.

Kiên nhẫn lắng nghe sẽ giúp giao tiếp hiệu quả:

Một sự ngắt quãng, thậm chí là ngập ngừng khá lâu, điều đó không nhất định có nghĩa là người nói đã kết thúc. Hãy kiên nhẫn và để người nói tiếp tục, đôi khi sẽ mất thời gian để dự định những gì sẽ nói và nói như thế nào. Đừng bao giờ làm gián đoạn hoặc kết thúc câu nói của người khác.

Tránh định kiến ​​cá nhân:

 tránh định kiến cá nhân để giao tiếp hiệu quả

Cố gắng cư xử công bằng. Đừng trở nên bị kích động hoặc để thói quen hoặc cách sống của người khác làm bạn phân tâm khỏi những gì họ đang nói. Mỗi người có cách nói khác nhau - ví dụ, một vài người lo lắng hoặc nhút nhát khi nói chuyện với người khác, một số có thể có nhiều cử chỉ bằng tay, một số lại thích nói nhanh, những người khác muốn ngồi yên tĩnh. Tập trung vào những gì đang được nói và cố gắng bỏ qua phong cách truyền đạt. 

Lắng nghe chờ đợi và quan sát các giao tiếp phi ngôn ngữ:

Cử chỉ, nét mặt và cử động mắt tất cả có thể rất quan trọng. Chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn bằng mắt – quan sát và tiếp nhận các thông tin được truyền đi qua giao tiếp phi ngôn ngữ.  

Lắng nghe là một phần quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Để giao tiếp hiệu quả và cuốn hút người nghe trong những cuộc trò chuyện, kỹ năng lắng nghe thực sự quan trọng. Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc trên cho những cuộc giao tiếp trong tương lai và trang bị cho mình những kiến thức về giao tiếp giúp bạn nâng cao khả năng của bạn. 

Comments