Hướng dẫn trình tự dâng lễ chùa
(Giúp bạn)Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh. Khắp nơi trên cả nước đều có chùa, dù to hay nhỏ cũng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Tuy nhiên, dâng lễ ở chùa phải theo trình tự nào mới đúng?
- 1
Đặt lễ ở ban thờ Đức Chúa Ông
Sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết: “Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông.
Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên Ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam - PV).Trong tiềm thức dân gian Ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.
- 2
Lên hương án của Chính điện
Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa Ông xong thì lên hương án của Chính điện (nơi thờ Tam Bảo) thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Việc thỉnh ba hồi chuông cần được sự cho phép của quý Thầy, không được tự tiện dùng pháp khí như chuông, mõ, trống…trong chùa.
- 3
Thắp hương các ban thờ nhà Bái Đường
Đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ (phần lớn các chùa ở miền Bắc đều có điện thờ) thì đến đó đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.
- 4
Hạ lễ
Riêng với các ban thờ Cô, thờ Cậu, việc hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng. Khi hạ lễ, phải hạ ban ngoài cùng đến ban chính. Các đồ lễ ở ban thờ này như gương, lược thì để nguyên trên bàn thờ.
- 5
Lễ nhà Tổ
Nơi cuối cùng mà Phật tử cần đến lễ là nhà Tổ. Đây là nơi thờ các vị Tổ sư đã có công tạo dựng hoặc trụ trì ở chùa, nay đã viên tịch”.