Lý giải thú vị về nguồn gốc kỹ nữ Trung Quốc

00:15 12/02/2014

(Giúp bạn)Thời bấy giờ, rất nhiều người đàn ông nước Tề không có tiền để sắm sửa sính lễ, không lấy nổi vợ. Vì thế, không ít người đàn ông phải đau khổ vì nhu cầu tình dục không biết phát tiết vào đâu. Cùng xem những lý giải thú vị về nguồn gốc kỹ nữ Trung Quốc dưới đây nhé!

Trong khi đó, Tề Hoàn Công và Quản Trọng do tham vọng thống lĩnh chư hầu của mình, liên tục tổ chức các cuộc chinh chiến, kết quả là bắt được một số lượng lớn các nô lệ nữ từ các nước chiến bại. Những người phụ nữ này dù là nô lệ cũng phải có sự sắp xếp cho họ. Do vậy, việc hình thành những khu chợ kỹ nữ có thể đáp ứng được yêu cầu của cả hai nhóm đối tượng trên….

  • 1

    Vị trí của kỹ nữ trong xã hội Trung Quốc xưa

    Hầu hết các nghiên cứu cho rằng, kỹ nữ vốn xuất hiện từ nhu cầu của các hoạt động tôn giáo. Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, tại đế quốc Babylon, những kỹ nữ đầu tiên đã xuất hiện. 

    Nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp là Herodotos từng miêu tả về các kỹ nữ trong các thánh điện của đế quốc Babylon như sau: “Những người phụ nữ ở đây đều phải tới thánh điện một lần trong đời. Tại đó, họ sẽ đợi cho tới khi có một người đàn ông tới ném vào váy của họ một đồng tiền và dắt họ về phòng. Những người phụ nữ không có quyền lựa chọn. Họ buộc phải qua đêm với người đàn ông lạ mặt đầu tiên ném tiền cho họ. Nhiệm vụ của họ chỉ kết thúc sau khi họ đã hiến thân cho người đàn ông lạ mặt nọ”. 

    Có thể thấy, những người kỹ nữ được miêu tả như những người làm chức trách của một thánh nữ. Và do vậy, họ vốn không phải là tầng lớp bị khinh rẻ mà ngược lại, phần nào đó được rất nhiều người tôn trọng.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, về bản chất, sự xuất hiện của kỹ nữ ở Trung Quốc khác biệt hoàn toàn với nguồn gốc của kỹ nữ ở Phương Tây. Theo họ, nguồn gốc nghề kỹ nữ ở Trung Quốc không bắt nguồn từ các nghi lễ tôn giáo mà bắt nguồn từ nô lệ và tội phạm chiến tranh.

    Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên đã có những ghi chép về việc vua Kiệt nhà Hạ nuôi dưỡng rất nhiều phụ nữ để hưởng lạc. Từ đó về sau, các vương công quý tộc đều nuôi một số lượng lớn phụ nữ trong nhà, một mặt phục vụ cho sự dâm lạc của họ, mặt khác để thể hiện sự giàu có và quyền lực của bản thân.

    Công việc của những người phụ nữ này chính là hình thức đầu tiên của kỹ nữ. Tuy nhiên, loại kỹ nữ này được người Trung Quốc gọi là “quan kỹ” (kỹ nữ phục vụ trong phủ quan, có danh phận hẳn hoi), khác với kiểu kỹ nữ “bán trôn nuôi miệng” mà chúng ta thường nghĩ tới. Thực chất họ là các nô lệ, có điều, họ khác với nô lệ khác ở chỗ, công việc của họ chỉ là hiến thân, phục vụ nhu cầu hưởng lạc cho những kẻ quan chức, quyền quý mà thôi.

  • ly-giai-thu-vi-ve-nguon-goc-ky-nu-trung-quoc-1

  • 2

    Hợp pháp hoá nghề kỹ nữ

    Câu chuyện kỹ nữ ở Trung Quốc thay đổi hoàn toàn vào thời Xuân Thu, khi Tề Hoàn Công trọng dụng Quản Trọng. Cuộc cải cách của Quản Trọng đã chính thức biến kỹ nữ từ những người nô lệ trở thành một ngành nghề kiếm sống.

    “Chiến Quốc Sách” có đoạn chép rằng “Trong cung của Tề Hoàn Công có 7 khu chợ tình dục, hơn 700 kỹ nữ tựa cửa đón khách hằng ngày”. Đây được coi là những ghi chép đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc về kỹ nữ. So với phương Tây, những ghi chép này sớm hơn ít nhất là 50 năm.

    Vì vậy, về phương diện kỹ nữ, Trung Quốc tuyệt đối không thua kém phương Tây chút nào. Và quan trọng hơn, người đầu tiên hợp pháp hóa nghề kỹ nữ này chính là nhà cải cách lừng danh trong lịch sử Trung Quốc: Quản Trọng.

    Một học giả thời nhà Thanh khi viết về việc này có nói: “Quản Trọng cải cách nhà Tề, thiết lập khu chợ kỹ nữ hơn 700 người, trưng thu tiền mà họ kiếm được đem nộp vào quốc khố”. Điều này có thể chứng minh, những người phụ nữ được đem ra buôn bán ở chợ tình thời nhà Tề không chỉ trở thành một món hàng mà còn giao nộp cho nhà nước một phần trong số tiền họ bán thân. Điều này rõ ràng là một cách hợp pháp hóa nghề phục vụ tình dục.

    Nhiều người Trung Quốc sẽ cười khi một nhân vật lịch sử lẫy lừng của họ lại được cho là người phát minh ra nghề kỹ nữ. Trên thực tế, Quản Trọng đúng là tài năng, đầu óc, lẫn tầm nhìn và có viễn kiến chính trị. Vì vậy, việc hợp pháp hóa nghề tình dục của Quản Trọng không hề xuất phát từ nhu cầu tình dục mà được Quản Trọng suy tính từ những vấn đề căn cơ nhất của xã hội nước Tề lúc bấy giờ.

    Thời bấy giờ, rất nhiều người đàn ông nước Tề không có tiền để sắm sửa sính lễ, không lấy nổi vợ. Vì thế, không ít người đàn ông phải đau khổ vì nhu cầu tình dục không biết phát tiết vào đâu. Ngoài ra, Tề Hoàn Công và Quản Trọng do tham vọng thống lĩnh chư hầu của mình, liên tục tổ chức các cuộc chinh chiến, kết quả là bắt được một số lượng lớn các nô lệ nữ từ các nước chiến bại.

    Những người phụ nữ này dù là nô lệ cũng phải có sự sắp xếp cho họ. Do vậy, việc hình thành những khu chợ phục vụ nhu cầu tình dục có thể đáp ứng được yêu cầu của cả hai nhóm đối tượng trên. Những người đàn ông nước Tề có thể dễ dàng tìm được những người phụ nữ để tạo sự cân bằng trong tâm thế của mình mà số tiền bỏ ra cho những “cuộc tình một đêm” như vậy ít hơn rất nhiều so với việc sắm sính lễ cưới hỏi.

    Trong khi đó, những người phụ nữ vốn bị bắt về làm nô lệ nhờ vậy mà có công ăn việc làm, đồng thời có được nguồn tiền nuôi sống bản thân. Ở một góc độ nào đó, nghề kỹ nữ ra đời đã giúp xã hội nước Tề dưới thời Tề Hoàn Công và Quản Trọng giải quyết được không ít mâu thuẫn xã hội.

    Bên cạnh đó, việc hợp pháp hóa nghề kỹ nữ của Quản Trọng còn tạo ra động lực giúp nền kinh tế nước Tề phát triển, đặc biệt là thu hút được nguồn tiền từ các nước khác đổ về. Khi nghề phục vụ tình dục được công nhận ở nước Tề, rất nhiều các công tử, danh sĩ ở các nước khác đều muốn tìm đến nước Tề để xem các cô nương xinh đẹp của các kỹ viện nơi đây.

    Từ đó, các cơ hội đầu tư, kinh doanh vào nước Tề cũng nhiều hơn. Từ mô hình rất thành công của nước Tề, các nước khác nhanh chóng bắt chước theo. Rất nhanh, nền kinh tế của các nước chư hầu bổ sung thêm ngành nghề mới: Nghề kỹ nữ.

  • 3

    Quá trình phát triển nghề kỹ nữ ở Trung Quốc

    Trong quá trình phát triển sau đó, nghề kỹ nữ ở Trung Quốc cũng có những bước phát triển mới. Kỹ nữ giờ đây không chỉ đơn thuần là những người phụ nữ “bán thân mưu sinh” nữa mà được huấn luyện cực kỳ bài bản. Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên khi ghi chép về những kỹ nữ mà nước Tề tặng cho nước Lỗ đều là những cô gái “xinh đẹp và giỏi ca múa”.

    Từ đây có thể khẳng định rằng, càng về sau, các kỹ nữ ở Trung Quốc càng thành thục các món kỹ nghệ, từ cầm kỳ cho tới thi họa. Lúc bấy giờ, họ không chỉ đơn thuần bán thân cho những người đàn ông ở tầng lớp thấp, không có tiền cưới vợ mà còn hấp dẫn cả những người đàn ông ở tầng lớp trên trong xã hội bởi những kỹ năng nghệ thuật của mình.

    Vào thời điểm này, kỹ nữ ở Trung Quốc được phân thành hai bộ phận: Một số người có bề ngoài, vóc dáng hơn người, có năng khiếu nghệ thuật sẽ được chọn riêng ra để tiếp tục bồi dưỡng. Những người này sau này có thể kiếm sống mà không nhất thiết phải bán thân.

    Trong ngôn ngữ truyền thống của Nhật Bản và Hàn Quốc, từ kỹ nữ vốn là chỉ những “nữ nghệ nhân” chứ không phải là những người phụ nữ bán thân một cách đơn thuần. Một bộ phận khác có tướng mạo, vóc dáng và tài năng vào loại “thường thường bậc trung” thì số phận sẽ không được tươi sáng như mong đợi.

    Họ buộc phải làm công việc bán thân, phục vụ nhu cầu tình dục của những người đàn ông trong xã hội như một nghề kiếm sống. Và chính nhánh này đã tạo ra khái niệm kỹ nữ như ngày nay người ta vẫn nhắc tới.

Comments