Những phong tục đón Tết lạ ở nhiều nước châu Á

00:29 12/02/2014

(Giúp bạn)Cùng tìm hiểu về các phong tục đón Tết lạ, độc đáo tại các nước Châu Á để hiểu hơn về văn hoá và phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống các nước nhé!

Cùng tìm hiểu về các phong tục đón Tết  lạ, độc đáo tại các nước Châu Á để hiểu hơn về văn hoá và phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống các nước nhé!

  • 1

    Trung Quốc

    Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian". Theo truyền thuyết thì “Nian” là tên một con quỷ luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành.

    Rốt cuộc, người Trung Quốc cũng phát hiện ra rằng con quỷ này này rất sợ màu đỏ và tiếng động mạnh. Kể từ đó cứ mỗi dịp “năm hết, Tết đến”, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi quỷ sứ và cầu mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một Năm mới an lành.

    Họ cũng bắt chước tiếng chim cuốc kêu. Ở Trung Quốc, chim cuốc được coi là loài chim báo hiệu mùa Xuân, nhắc nhở mọi người gieo trồng. Người ta tung hạt giống lên trời, với ước mong được mùa trong năm mới.

    nhung-phong-tuc-don-tet-la-o-nhieu-nuoc-chau-a-1

  • Phong tục đón Tết của mỗi nước khác nhau
  • 2

    Thái Lan

    Năm mới của Thái Lan lại rơi vào một trong các ngày 13-15/4 Dương lịch hàng năm và có tên gọi là Songkran. Vào ngày này, mọi người đua nhau té nước vào người khác để chúc may mắn. Dù bị ướt mèm, nhưng ai ai cũng cảm thấy rất vui vẻ. Sau đó mọi người đều trở về nhà để đón Tết, chúc sức khoẻ người già để thể hiện lòng tôn kính và cầu phúc cho nhau.

    Lớp trẻ nhỏ một ít nước sạch lên lòng bàn tay các cụ, chúc họ trường thọ, sau đó mới làm nghi thức luồn chỉ cổ tay mọi người liền kề với nhau, ngụ ý phúc của người già sẽ truyền lại cho những thế hệ tiếp sau.

  • 3

    Lào

    Tết đón Năm mới của người Lào có tên là Bunpimay (còn gọi là “Tết buộc chỉ cổ tay” hay “Tết Té nước”). Cũng như Thái Lan, Tết của Lào được tổ chức từ 13 -15/4 Dương lịch hàng năm. Mọi người chúc phúc bằng cách buộc những sợi chỉ màu vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày Tết ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

    Người Lào cũng vẩy nước thơm lên tượng Phật, sư sãi và bạn bè người thân để cầu chúc may mắn. Một số nơi, người dân còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn...và coi đây là một trong những việc thiện đầu tiên trong Năm mới.

  • 4

    Campuchia

    Người Campuchia lấy ngày “Phật đản” để tính niên đại. Vì vậy, trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến 16/4 Dương lịch hàng năm là thời gian đón Năm mới. Trong dịp Tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ Phật giáo. Trước khi đón Năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang và 5 cây nến. Các gia đình cũng đắp 5 núi cát, có nơi đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...

    Ngày đầu Năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi trước bàn thờ, chắp tay cầu nguyện Trời Phật để xin tận hưởng phúc lộc. Sau đó họ “diện” những bộ quần áo mới chỉnh tề đến viếng chùa, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng Phật, sư sãi. Ở nhà, người Campuchia dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.

  • nhung-phong-tuc-don-tet-la-o-nhieu-nuoc-chau-a-2

  • 5

    Nhật Bản

    Người Nhật bắt đầu ăn tết từ lễ Giáng sinh (25/12) đến hết tuần lễ đầu tháng 1 hàng năm. Họ trang trí cây thông hoặc dựng cây nêu trước cửa nhằm xua đuổi tà ma đến quấy nhiễu và để bày tỏ mong ước được sống lâu mạnh khỏe.

    Vào thời khắc giao thừa, tất cả các chùa ở Nhật Bản đều gióng lên 108 tiếng chuông truyền đi khắp cả nước theo nghi lễ Phật giáo để xua đuổi tà ma, đón chào Năm mới.

    Hàn Quốc

    Tết của Hàn Quốc cũng bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Người Hàn Quốc quan niệm sau một năm tất bật lo toan, Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình xum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống và cầu chúc một Năm mới hạnh phúc, tài lộc.

    Trong những ngày Tết, tất cả mọi người đều mặc Han-boks. Trẻ con thường được người lớn mừng tuổi và chúc “hay ăn, chóng lớn”, sau khi chúng lễ phép bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn thế hệ đã sinh ra chúng.

  • 6

    Ấn Độ

    Mỗi khu vực ở Ấn Độ lại có một thời điểm đón Năm mới riêng. Miền Bắc Ấn Độ đón Năm mới vào tháng 4; miền Nam vào trung tuần tháng 3; ở bang Kirala vào tháng 6 và ở miền Tây Ấn Độ lại vào tháng 11-12…Có một điểm chung là tất cả mọi người dân đều coi dịp đón Năm mới là những ngày hội lửa.

    Ngày đầu năm, từ sáng sớm, mọi người đã xách những cây đèn nhỏ, những hộp phấn đỏ để đi chúc Tết các bậc cao niên và bạn bè thân hữu. Khi gặp mặt họ chúc mừng nhau rồi cùng lấy phấn đỏ bôi lên trán nhau tỏ ý mong Năm mới gặp vận đỏ và nhiều may mắn.

    Năm ngày đầu Năm mới, mọi nơi đều diễn các vở kịch cải biên dựa theo bộ sử thi của Ấn Độ. Người đóng vai anh hùng trong sử thi phải "giao chiến" với người khổng lồ bện bằng giấy, anh ta phải dùng mũi tên đã châm lửa bắn vào nó. Người khổng lồ bén lửa bốc cháy trong tiếng vỗ tay reo hò của những người đứng xem.

    Sau đó mọi người trở về nhà kết các chùm đèn và treo những bức tranh đặc sắc bên ngoài cửa ra vào và cửa sổ những vật làm biểu tượng cho lòng mến khách. Trong những ngày đầu Năm mới, người ta thường gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật, ôn lại năm qua và bày tỏ những ước vọng về một tương lai tốt đẹp.

  • nhung-phong-tuc-don-tet-la-o-nhieu-nuoc-chau-a-3

  • 7

    Pakistan

    Ngày xuân mới, người dân thường rắc phấn hồng lên bục cửa, thành dòng chữ “Chúc mừng Năm mới”. Trên trán mỗi người có quét phấn hồng biểu thị niềm vui đón xuân.

  • 8

    Philippines

    Những vật hình tròn (tượng trưng cho tiền xu) là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong Năm mới ở Philippines. Nhiều gia đình bày những đĩa hoa quả hình tròn trên bàn ăn vào đêm giao thừa. Một số gia đình khác còn cụ thể hơn khi bày chính xác 12 trái cây lúc nửa đêm (và thường là nho).

Comments