Tìm hiểu về Mông-te-xki-ơ với phong trào khai sáng của nước Pháp

15:53 10/11/2015

(Giúp bạn) - Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755) từng làm Viện trưởng pháp viện Booc-đô. Tuy thuộc gia đình quý tộc giàu có nhưng ông chịu ảnh hưởng của tinh thần thời đại nên đã hòa vào dòng thác tư tưởng cách mạng tư sản.Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của ông là “Những bức thư Ba Tư”. Trong đó thông qua thể văn thư tín của hai thanh niên Ba Tư đi du lịch Pa-ri để bóc trần các tệ nạn của chế độ phong kiến chuyên chế và các chính sách của nó.

 

Đầu thế 18, quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa trong xã hội Pháp đã tương đối phát triển. Song nước Pháp vẫn là quốc gia Thiên Chúa giáo phong kiến chuyên chế bảo thủ, lạc hậu, phân chia đẳng cấp.

Giai cấp tư sản yêu cầu tự do phát triển, yêu cầu tiến hành cải cách và cách mạng quét bỏ mọi trở ngại của chế độ phong kiến. Vì thế, đã xuất hiện các nhà tư tưởng tư sản đại diện chủ yếu có Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Đi-đơ-rô, Ru-xô... Họ viết sách lập luận phê phán sự bất hợp lý của chế độ phong kiến, tuyên truyền xây dựng một xã hội hợp lý. Sự tuyên truyền của họ có tác dụng gợi mở ý thức chống phong kiến của quần chúng. Vì thế, các nhà tư tưởng trên đây được gọi là các nhà khai sáng. Họ đặt cơ sở về lý luận và chính trị tư tưởng cho giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng, lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội tự do, dân chủ. Tư tưởng của họ có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ lịch sử thế giới cận đại.

 

Mông-te-xki-ơ

Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755) từng làm Viện trưởng pháp viện Booc-đô. Tuy thuộc gia đình quý tộc giàu có nhưng ông chịu ảnh hưởng của tinh thần thời đại nên đã hòa vào dòng thác tư tưởng cách mạng tư sản.

Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của ông là “Những bức thư Ba Tư”. Trong đó thông qua thể văn thư tín của hai thanh niên Ba Tư đi du lịch Pa-ri để bóc trần các tệ nạn của chế độ phong kiến chuyên chế và các chính sách của nó.

 

Năm 1726, ông bán chức Viện trưởng pháp viện rồi đi du lịch châu Âu. Ông ở lại nước Anh hai năm, tìm hiểu chế độ quân chủ lập hiến ở Anh và các trước tác của các nhà tư tưởng khai sáng ở Anh. Về nước, ông bỏ ra 20 năm đầu tư vào viết bản thảo, cuối cùng, hoàn thành cuốn sách “Tinh thần luật pháp”. Trong cuốn sách, ông trình bày quan điểm thể chế tam quyền phân lập, chia quyền lực nhà nước thành ba loại: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba quyền này phải thuộc vào ba tổ chức khác nhau, độc lâp và kiềm chế lẫn nhau. Nếu ba quyền đó chỉ tập trung vào tây một đoàn thể sẽ gây tai họa cho đất nước.

Học thuyết tam quyền phân lập của Mông-te-xki-ơ không được Lu-i XV để mắt đến. Nhưng về sau, học thuyết này được ứng dụng rộng rãi ở nước Pháp và các nước Âu – Mỹ sau cách mạng tư sản. Cho đến nay vẫn là nguyên tắc cơ bản của kết cấu nhà nước của các quốc gia tư bản chủ nghĩa.

Minh Học (Sưu tầm)

Comments