Tục “đánh đụng”, “ăn đụng” ngày Tết

00:28 12/02/2014

(Giúp bạn)Ở nhiều làng quê của Việt Nam, cứ vào những ngày Tết, người dân lại cùng nhau "ăn đụng", "đánh đụng". Việc này thường làm với những món thực phẩm chủ yếu và tốn kém nhiều hơn, nhất là thịt. Thịt lợn, thịt trâu, bò, bê... Và ngày thường có cả "đụng" thịt chó...

  • 1

    "Ăn đụng" hay "đánh đụng" là gì?

    "Ăn đụng" hay "đánh đụng" có thể hiểu là ăn chung, vài gia đình cùng chia nhau một con lợn, hoặc một phần con bò, bê. Thường thì những gia đình anh em, họ hàng hoặc cũng có khi là những người láng giềng, những gia đình thân thiết cùng nhau "ăn đụng". Không chỉ những gia đình nghèo mới "ăn đụng" mà cả những gia đình có khas giả cũng tham gia việc này. Bởi một lẽ, chỉ trong mấy ngày Tết, một gia đình không thể ăn hết một con lợn, hay một phần con bò.

    tuc-danh-dung-an-dung-ngay-tet-1

  • 2

    Phong tục "ăn đụng" hay "đánh đụng" ngày Tết

    Việc "ăn đụng" cũng được chuẩn bị từ trước. Những hộ gia đình có cùng mong muốn sẽ làm chung với nhau. Họ chọn một con lợn có cân nặng phù hợp đem làm thịt rồi chia đều tất cả các phần của con lợn cho mỗi gia đình.

    Ngày xưa, cuộc sống của người dân còn khó khăn, cả năm mới có một dịp Tết để nghỉ ngơi, ăn uống và thết đãi anh em, họ hàng. Có gia đình nuôi lợn cả một năm chỉ để dành cuối năm "ăn đụng". Ngày nay, việc "ăn đụng" vẫn còn tồn tại ở một số nơi, tuy nhiên không phổ biến như trước.

    Đến ngày Tết, hàng hóa nhiều, dịch vụ cũng rất thuận tiện. người dân muốn mua ăn lúc nào cũng được, ngày Tết cũng không cần phải trữ nhiều như trước nên không cần thiết phải "ăn đụng".

    "Ăn đụng" dù không còn phổ biến nhưng đó vẫn là một nét văn hóa đẹp của người Việt, đặc biệt là trong những ngày chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Những buổi "đánh đụng" hay "ăn đụng" làm cho không khí Tết thêm phần rộn rã, nhộn nhịp, khắp nơi đều nghe vang tiếng cười nói, tiếng dao thớt vui tai. 

Comments