Bạn cần tránh điều gì khi cho gia vị vào xào thức ăn ?
(Giúp bạn) - Phối hợp về mùi vị, nên tránh phối hợp những thứ mùi vị khác nhau rất xa cùng một lúc. Thí dụ, chất liệu chính là thức ăn tươi thơm ngon, thì nên phối hợp với các món phụ thanh đạm nhưng tươi.
1. Về mặt phối hợp, cần tránh không làm mất vị ngon của món ăn chính. Cũng có nghĩa là, gia vị chính nên nhiều một chút, gia vị phụ nên ít một chút, tỷ lệ cụ thể phải căn cứ vào các loại thức ăn khác nhau mà xác định.
2. Phối hợp về chất thì cần tránh không phối hợp những gia vị có tính chất khác nhau cùng một lúc. Cũng có nghĩa là, loại mềm phải phối hợp với loại mềm, loại giòn phải phối hợp với loại giòn, nếu không, khi xào rất khó điều chỉnh lửa.
3. Phối hợp về màu sắc, nên tránh phối hợp lung tung không chú ý đến phối hợp màu. Nguyên tắc nói chung phải cần, màu sắc tương tự nên phối hợp cùng một lúc, màu bóng nhẫy không nên quá nhiều, nếu không sẽ làm cho người ăn có cảm giác không ngon.
4. Phối hợp về mùi vị, nên tránh phối hợp những thứ mùi vị khác nhau rất xa cùng một lúc. Thí dụ, chất liệu chính là thức ăn tươi thơm ngon, thì nên phối hợp với các món phụ thanh đạm nhưng tươi: nếu chất liệu chisnh có vị nhạt, thì cần phải phối hợp nhiều với thứ tươi. Thí dụ: Khi xào tôm nõn, có thể phối hợp với bầu bí hoặc dưa leo. đậu ván.
Ngoài ra, khi phối hợp thức ăn còn phải chú ý mùi vị, thí dụ cà chua với trứng gà, khoai tây với thịt bò, củ cải trắng với thịt cừu v.v.... Khi xào thức ăn chính bị đậm, nhiều mỡ, thì có thể phối hợp với một số rau quả tươi, thanh đạm, như vậy thức ăn và các món phối hợp sẽ điều tiết cho nhau, làm cho thức ăn ngon hợp khẩu vị.